Aa

Bất động sản 24h: Học đòi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư mắc kẹt khi cơn sốt qua đi

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 28/07/2022 - 10:33

Học đòi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư mắc kẹt khi cơn sốt qua đi; Giới đầu cơ có "chùn tay'" khi thuế nhà đất tăng?... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Học đòi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư mắc kẹt khi cơn sốt qua đi

Không ít nhà đầu tư không chuyên chứng kiến câu chuyện làm giàu từ đất cũng lao vào các cơn sốt đất đu đỉnh thời gian qua. Tưởng ngon ăn nhưng đến khi thị trường hạ nhiệt họ bị mắc kẹt lại, thậm chí chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng. Tuy nhiên, không phải cứ chấp nhận lỗ sẽ bán được hàng.

Thời gian qua, thị trường bất động sản khắp nơi liên tục lên cơn “sốt đất”. Theo đó, câu chuyện kiếm tiền trăm triệu, tỷ đồng từ bất động sản không còn hiếm đối với giới đầu tư địa ốc. Mặc dù, cơn sốt bất động sản đã kéo trong thời gian dài nhưng nhiều người thấy người khác kiếm được tiền nên sợ mất cơ hội, vẫn tiếp tục ôm tiền lao vào cơn sốt đu đỉnh. Đến nay, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại ở nhiều địa phương, đặc biệt là phân khúc đất nền. Không ít nhà đầu tư "tay ngang" chậm chân bị mắc kẹt lại, khi mua vào đúng vùng đỉnh giá đất.

Theo anh Nguyễn Sáng, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, cuối năm 2021, tiếp tục rộ lên thông tin quy hoạch đô thị ven sông Hồng, thị trường bất động sản Đông Anh lập tức “nóng” trở lại. Theo đó, anh Sáng không ngần ngại vay tiền mua một lô đất tại khu vực này. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường shophouse vắng bóng người thuê

Sau dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh đã dần trở lại bình thường và đi vào quỹ đạo. Nhưng không ít dãy nhà phố thương mại (shophouse) tại các dự án trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn đang “đỏ mắt” tìm khách thuê.

Hàng loạt căn nhà đề biển cho thuê, rao bán nhiều tháng nay.

Nở rộ trên thị trường khoảng hơn 5 năm nay, nhà phố thương mại được cho là dòng sản phẩm linh hoạt trong đầu tư, vừa để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê lại mặt bằng. Mô hình gắn liền với đất nền, với khả năng tích hợp những ưu điểm, cộng với vị trí sát các tuyến đường lớn giúp cho nhà phố thương mại đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư lẫn khách thuê. 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù dịch bệnh đã lắng xuống và các hoạt động kinh doanh cũng chuyển mình trở lại, nhưng một số dự án nhà phố thương mại ở TP. Hà Nội dường như đang “nghỉ hè” khá lâu.

Khảo sát một vòng trên trang Batdongsan.com.vn, hàng loạt căn shophouse đang rao bán và cho thuê ở các quận như: Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm... vẫn đang mỏi mòn chờ khách. Đơn cử như dự án Khu đô thị mới Đại Kim trên đường Nguyễn Cảnh Dị, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, dù tọa lạc tại vị trí đắc địa ở cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô với tính liên kết vùng cao, nhưng hàng loạt căn shophouse tại đây vẫn đang “cửa đóng then cài” không có người ở, cũng chẳng có ai thuê. Chỉ thưa thớt một vài căn là đang được thuê để kinh doanh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản Thanh Hóa đón nhiều thông tin tích cực

Thị trường bất động sản Thanh Hóa đang có những chuyển biến tích cực sau 3 tháng bị chững lại do một số yếu tố về chính sách thuế, sự thiếu hụt nguồn cung.

Theo thông tin cập nhật từ nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản, trong quý II/2022, giá bán bất động sản tại Thanh Hóa tăng hầu hết ở tất cả các phân khúc tại khắp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Nguyên nhân của hướng tính cực đó thể hiện ở nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan.

Nhìn chung, tín hiệu tích cực nhất dẫn đến thị trường bất động sản Thanh Hóa có sự sôi động trở lại là do tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa cho biết Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển Thanh Hóa “đến năm 2025, trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thu hút nguồn lực của doanh nghiệp để kiến tạo nên những đô thị biển xanh, bền vững và bản sắc

Đầu tư xây dựng đô thị biển hiện không còn là chuyện riêng của các địa phương. Để khắc phục những tình trạng bất cập hiện nay, rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp bất động sản có tầm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, sau khoảng hơn 100 năm phát triển, Việt Nam từ chỉ có 3 đô thị ven biển gồm Vân Đồn - thời Lý, Hội An - cuối thế kỷ XVI, Đà Nẵng - từ năm 1888, đến nay cả nước đã có một hệ thống gần 40 đô thị ven biển và 1 đô thị hải đảo là Phú Quốc. 

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: VNE)

Theo ước tính của Bộ Xây dựng, đến năm 2025, sẽ có khoảng 300 đô thị mới được hình thành, nâng tổng số lên 1.000 đô thị. Trong đó, các đô thị biển đang tiếp tục phát triển nhanh và khẳng định được vị thế trung tâm kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, quá trình phát triển các đô thị biển còn thiếu quy hoạch tổng thể và sự đầy đủ các quy định pháp luật quốc gia trong sự liên kết bổ sung lẫn nhau và gắn với sự phát triển các lĩnh vực du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác tài nguyên biển, nuôi trồng, khai thác hải sản, công nghiệp ven biển… Do đó, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa thực sự bền vững.

Hơn nữa, một số đô thị biển có tốc độ đô thị hóa nhanh mất kiểm soát, dẫn đến sự xuất hiện dày đặc các dự án khách sạn cao tầng sang trọng, khu du lịch nghỉ dưỡng resort, sân golf… ở các khu vực ven biển, chiếm lĩnh thô bạo không gian và cảnh quan thiên nhiên, lấn át di sản kiến trúc truyền thống, ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động kinh tế của cư dân địa phương, gây khiếu kiện kéo dài làm mất an ninh, trật tự xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường sinh thái ven biển.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giới đầu cơ có "chùn tay'" khi thuế nhà đất tăng?

Bất chấp chủ trương tăng mạnh mức thuế tài sản, không ít nhà đầu tư bất động sản có dòng tài chính mạnh vẫn đang âm thầm gom đất để chờ chu kỳ tăng giá mới. Và theo nhiều chuyên gia, để tăng cơ hội tiếp cận nhà ở cho người dân, đánh thuế chưa hẳn là giải pháp tối ưu.

Một cuộc thăm dò mới đây của Việt An Hòa - công ty nghiên cứu thị trường, chỉ ra trong 3 năm vừa qua, gần 80% khách mua bất động sản trên thị trường là người có ý định đầu tư, 70% trong số đó đang sử dụng đòn bẩy tài chính và có tới 30% đang sử dụng vốn vay trên 50%.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn đang khiến không ít nhà đầu tư non kinh nghiệm đuối sức khi thị trường bất động sản chững lại, thanh khoản thấp, dẫn tới một làn sóng “cắt lỗ” (10 - 30% so với mặt bằng giá) xuất hiện thời gian qua và được dự báo tiếp tục lan rộng trong nửa cuối năm 2022.

Biến động của thị trường đang đẩy nhiều F0 đuối vốn vào thế khó, nhưng cũng mở ra cơ hội “bắt đáy” cho những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, có dòng vốn mạnh cùng mục tiêu đi đường dài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top