Mức độ quan tâm bất động sản đã giảm nhưng giá đất sẽ khó hạ
Tâm lý ngại ngần xuống tiền vào bất động sản xuất hiện. Mức độ quan tâm của người dân vào loại hình này đã sụt giảm. Nhưng để giá đất hạ thì thực trạng này khó xảy ra trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong khi các ngành kinh doanh, dịch vụ nhìn chung gặp nhiều rủi ro, đặc biệt sau những biến cố bất ngờ về địa chính trị, bất động sản Việt Nam vẫn là thị trường thu hút dòng tiền đáng kể. Trong 3 tháng đầu năm, giới doanh nghiệp bất động sản đã chi gần 1 tỷ USD để thâu tóm các dự án, gần bằng con số ghi nhận được suốt cả năm 2017, 2018.
Bất động sản cũng tiếp tục đứng ở vị trí top về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt gần 600 triệu USD.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quyết liệt thu thuế là giải pháp ngăn chặn tình trạng đầu cơ, để hoang hóa đất đai
Không thể phủ nhận những nỗ lực vượt khó của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua, tuy nhiên những biểu hiện như mất cân đối cung cầu, giao dịch bị ngưng trệ, giá bán bất động sản tăng nóng, sốt đất cục bộ… diễn ra liên tục ở nhiều phân khúc đang cho thấy sức khoẻ của thị trường bất động sản thực sự có vấn đề.
Theo đánh giá, sự xuất hiện của Covid-19 đã tạo nên lốc xoáy lớn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Song, Covid-19 chỉ là một phép thử, thị trường bất động sản càng tỏ ra “bối rối”, càng chịu nhiều tác động, chứng tỏ sức đề kháng càng yếu, phát triển thiếu bền vững.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản khu công nghiệp đón cú huých
Từ ngày 15/7/2022, Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực, thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 35/2022/NĐ-CP đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp, đồng thời trao quyền nhiều hơn cho các địa phương trong quá trình quản lý khu công nghiệp, điều chỉnh địa điểm, quy mô diện tích quy hoạch khu công nghiệp.
Đặc biệt, các khu công nghiệp có thể nhận giấy phép ngay khi được chấp thuận đầu tư, bởi thủ tục thành lập khu công nghiệp đã bị bãi bỏ.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, các quy định mới sẽ tạo cú huých tích cực cho các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất sẽ tạo được lợi thế lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Di sản Đà Lạt trong cơn lốc đô thị hóa
“Tiểu Paris phương Đông” hiện có khoảng 1.500 biệt thự và hàng trăm công trình kiến trúc cổ tuổi đời trên một thế kỷ. Song hiện tại, việc bảo tồn và phát triển hệ thống di sản quý giá này lại bộc lộ nhiều bất cập.
Nếu đa số các thành phố phát triển theo quy luật “làng lên phố” thì ngay từ đầu, Đà Lạt được kiến tạo bởi ý tưởng về một đô thị nghỉ dưỡng. Giữa cao nguyên rộng lớn, người Pháp đã tạo dựng nên một phố thị mang dáng dấp châu Âu bằng những quy hoạch chi tiết có tầm nhìn cả trăm năm. Từ đó, đã tạo nên hình thái một đô thị "có một không hai" ở Việt Nam, được ưu ái gọi bằng nhiều mỹ danh quen thuộc như thành phố Tình yêu, thành phố Mộng mơ, thánh đường Nghệ thuật...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao nhiều ông lớn đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Sầm Sơn?
Bờ biển Thanh Hóa dài 102km với địa hình bằng phẳng trải qua 6 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia, với dân số khoảng 1,2 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
Hiện tỉnh Thanh Hóa có các khu du lịch biển như: Khu du lịch biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), khu du lịch biển Sầm Sơn (TP. Sầm Sơn), khu du lịch biển Quảng Xương, khu du lịch biển Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia)... đang góp phần tạo được sức hút lớn trong hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh.
Ngoài biển, Thanh Hóa còn có các đảo nổi, đảo chìm như Hòn Nẹ, Hòn Mê và bán đảo Nghi Sơn. Hiện du lịch biển, đảo đang chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch xứ Thanh.