Môi giới bất động sản "rụng như sung"
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2023 của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp (tăng 30,2%) và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Xây dựng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đang gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Đặc biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80% ngay trong quý I/2023.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài 1: Một sự ghi nhận và đánh giá kịp thời các biệt thự cổ tại Hà Nội
Được xác định là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, gần một thế kỷ ở Việt Nam, người Pháp ấp ủ giấc mơ kiến tạo Hà Nội trở thành đô thị hành chính kiểu Pháp ở Đông Dương. Họ đã xây dựng nhiều công trình mang đặc trưng kiến trúc Pháp, trong đó có hệ thống nhà ở dành cho bộ máy quản lý người Pháp. Để nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, đồng thời tạo điều kiện sống “tương đương” như ở Pháp tại một vùng đất xa xôi và lạc hậu, hàng loạt các ngôi biệt thự với kiến trúc các địa phương của Pháp, tương ứng với quê hương người sử dụng, được cấy ghép vào trong lòng một thành phố phương Đông.
Dần về sau, do những hạn chế về vật liệu xây dựng, những tác động của thời tiết và sự chuyển hướng quan điểm về kiến trúc thuộc địa, người Pháp đã kết hợp với cách thức thực hành kiến trúc cùng những yếu tố trang trí hay vật liệu truyền thống Việt Nam tạo nên dòng kiến trúc lai - kiến trúc Đông Dương. Thêm vào đó, bởi sự hấp dẫn về một cuộc sống tiện nghi, một số biệt thự được xây dựng cho người Việt và bởi người Việt cũng bị ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc địa phương Pháp lẫn kiến trúc Đông Dương.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM dần "cởi trói", tháo gỡ khó khăn từng dự án bất động sản
Mới đây, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM có văn bản 3292/STNMT-VP, công khai danh sách 355 dự án được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức và cá nhân tại dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, 335 dự án đã giúp khơi thông điểm nghẽn pháp lý cho 191.101 căn hộ, nhà ở riêng lẻ…
Trong danh sách các dự án được gỡ vướng để cấp sổ, có những dự án kéo dài nhiều năm của các chủ đầu tư lớn trong ngành như Hưng Thịnh, Novaland, Vingroup, Phát Đạt, Him Lam, Gotec Land, Đất Xanh, Gamuda Land, Sài Gòn Thương Tín…
Vào giữa tháng 4/2023, UBND TP.HCM cũng đã xem xét và cho phép 5 chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai. Việc này đồng nghĩa sắp tới, TP.HCM sẽ có thêm khoảng 5.432 căn hộ được tung ra thị trường, giảm áp lực nguồn cung. Được biết, các dự án trên đều thuộc diện đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước đối với các dự án thuộc diện ra soát pháp lý, trong khi chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà liền kề, biệt thự giảm giá, chủ đầu tư khóa bảng hàng chờ thời
Theo báo cáo mới phát hành của Cushman & Wakefield - một công ty dịch vụ bất động sản, thị trường nhà liền thổ (gồm nhà liền kề và biệt thự trong dự án), trong quý I không có nguồn cung mới nào gia nhập, ngay cả nguồn cung mới từ các dự án mở bán hiện có.
Trong khi đó, quý I năm nay tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về lượng tiêu thụ tại Hà Nội với 35 căn bán được, giảm 51% và 91% so với cùng kỳ quý trước và cùng kỳ năm trước.
Thực trạng trầm lắng của thị trường cho thấy cả chủ đầu tư và người mua đều e ngại trong việc giao dịch. Nguyên nhân là tác động tiêu cực của thắt chặt tín dụng, các vấn đề pháp lý và trái phiếu của các tập đoàn bất động sản và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2023.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển “xanh”, chứng thực định hướng kinh tế bền vững
Ngày 10/4/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 238/CĐ-TTg về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu. Yêu cầu các địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án lớn, trọng điểm; sớm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu, duy trì, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Đây là những nhiệm vụ quan trọng để các địa phương ứng phó với xu hướng biến động ngày càng phức tạp, khó lường về địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới. Kinh tế nước ta với độ mở lớn, dự báo đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu.