Sốt ảo đẩy giá đất nhiều nơi tăng 3 - 5 lần
Theo chuyên gia, giá bất động sản ở miền Bắc nhiều nơi đã tăng 3 - 5 lần trong thời gian qua. Giá neo ở mức cao nên nhà đầu tư có thể gặp khó khăn với thanh khoản.
Báo cáo thị trường quý I của Batdongsan.com.vn cho biết, thị trường bất động sản có sự tăng trưởng đều cả về lượt quan tâm và lượt tin đăng.
Riêng trong tháng 2 vừa qua, mức độ quan tâm bất động sản tăng ở hầu hết loại hình với mức tăng trung bình 23% so với tháng trước. TP.HCM và Hà Nội có mức tăng lần lượt là 29% và 22%.
Trong quý đầu năm, nhu cầu tìm kiếm chung cư tăng cao ở cả hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, tập trung chính ở phân khúc bình dân.
Cụ thể, trong tháng 2, loại hình chung cư bình dân tại TP.HCM và Hà Nội đều ghi nhận lượt tìm kiếm tăng mạnh 36% so với tháng 1, vượt xa lượt quan tâm của loại hình nhà riêng và đất đền.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp sôi động ở những thị trường mới
Lĩnh vực bất động sản công nghiệp cho thấy “sức đề kháng” mạnh mẽ với dịch bệnh trong hơn 2 năm qua và trở thành kênh đầu tư yêu thích của những “tay chơi” vừa lạ, vừa quen. Tuy là “tấm chiếu mới” ở phân khúc bất động sản công nghiệp, nhưng lại là “người quen” trong lĩnh vực địa ốc hay tài chính, chẳng hạn Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Phát Đạt (PDI), công ty con của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) được thành lập hồi đầu năm 2021 với số vốn lên tới 3.000 tỷ đồng.
PDI được định hướng để phát triển các khu, cụm công nghiệp đô thị dịch vụ có quy mô từ 1.000 - 6.000ha tại những địa phương có chủ trương phát triển mạnh công nghiệp như Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Phú Quốc… Doanh nghiệp này hiện đang trong quá trình chuẩn bị cho loạt dự án dự kiến khởi công giai đoạn 2023 - 2024 như Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Phát Đạt - Dung Quất (Quảng Ngãi) quy mô 1.152ha; Cụm công nghiệp Hàm Ninh (Phú Quốc) quy mô 59,16ha; Khu công nghiệp Cao Lãnh và Cao Lãnh II, III (Đồng Tháp) phân kỳ 1 quy mô 1.000ha…, bên cạnh những dự án đang triển khai như Khu kho bãi tổng hợp dịch vụ logistics Tài Tiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) quy mô 24ha...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Thanh Hóa tiếp tục tăng giá, cảnh báo "sập bẫy"
Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản Thanh Hóa liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, giá bất động sản ở hầu khắp các địa phương có xu hướng tăng giá mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phục Hưng nhận định, từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay, giá bất động sản ở tất cả các phân khúc của thị trường trên cả nước tiếp tục tăng, tuy nhiên lực tăng đều và chậm hơn so với đầu năm 2021. Đối với khu vực Thanh Hóa, xu hướng tăng giá bất động sản năm 2022 chủ yếu hướng tới người mua có vốn thật và nhu cầu ở thật.
Trong hơn 2 tháng trở lại đây, thị trường tiếp tục ghi nhận việc tăng giá đều, ở ngưỡng hợp lý. Ví dụ: Giá đất biệt thự tăng từ 5 - 7%, nhà liền kề và shophouse, đất nền đô thị và ven đô có mức tăng cao hơn từ 10 - 15%. Đáng chú ý, thời gian qua, các mặt bằng khu đô thị tại trung tâm ngày càng trở nên khan hiếm, trong khi quỹ đất ở vùng ven còn lớn, mặt bằng đầu tư đồng bộ tiếp tục thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lâm Đồng: Nhập nhèm đấu giá, nguy cơ thất thoát ngân sách
Theo Luật sư Trần Đức Phượng - Đoàn Luật sư TP.HCM, trong trường hợp đấu giá tài sản trên đất và doanh nghiệp được thuê luôn khu đất đang có tài sản, thì tại Biên bản đấu giá phải thể hiện điều này. Còn trường hợp không ghi rõ nội dung cho thuê khu đất có thời hạn kèm theo thì đây là hình thức đấu giá thanh lý tài sản, đồng nghĩa sau khi đấu giá thành công thì bên đấu giá có nghĩa vụ phải di dời tài sản khỏi khu đất và hoàn trả mặt bằng lại cho Nhà nước quản lý.
"Đối với trường hợp đấu giá thành công, nội dung Biên bản đấu giá chỉ thể hiện "đấu giá tài sản trên đất" nhưng doanh nghiệp lại được áp dụng cho thuê luôn khu đất dựa trên kết quả đấu giá này là không hợp lý. Trong trường hợp muốn thuê đất thì doanh nghiệp phải tiến hành một phiên đấu giá khác", Luật sư Phượng nói thêm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có nên “bắt sóng” đại hội cổ đông?
Như thường lệ, vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm (trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19) sẽ diễn ra mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của các doanh nghiệp niêm yết. Theo đó, các kế hoạch quan trọng như tăng vốn, trả cổ tức, kế hoạch kinh doanh, ước tính doanh thu lợi nhuận quý I, thay đổi ban lãnh đạo… sẽ được doanh nghiệp đưa ra và quyết định chính thức. Nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang có quá nhiều tin xấu như hiện nay, thì những tin tức dạng này được xem như "cơn mưa rào mùa hạ".
Chính nhờ nhiều thông tin hỗ trợ mà giá cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng “đồng lòng” đi lên. Do đó, chiến lược gom mua cổ phiếu trước thời điểm ĐHĐCĐ diễn ra để đón sóng luôn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn và thực tế đã chứng minh bước đi này là không sai.