Thanh khoản phân khúc biệt thự, liền kề vẫn khó trong năm 2023
Trước tình trạng giá bán cao dẫn đến hoạt động giao dịch ảm đạm, kể từ quý IV/2022, một số chủ đầu tư đã có sự điều chỉnh trong giá bán đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội. Mặc dù vậy, thanh khoản của phân khúc này được dự báo vẫn khó trong năm 2023.
Trên thị trường, giá bán sơ cấp biệt thự giảm 6% theo quý, xuống 130 triệu đồng/m2, giá liền kề giảm 1% xuống 172 triệu đồng/m2. Phân khúc shophouse có sự điều chỉnh rõ rệt nhất với đà giảm 10% xuống 189 triệu đồng/m2.
Số lượng giao dịch cũng được đánh giá là thấp nhất kể từ năm 2015 khi xét trong quý IV/2022, thị trường chỉ ghi nhận 196 giao dịch được thực hiện, giảm 34% theo quý và 52% theo năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và câu chuyện "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Sau Hội nghị “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng chủ trì sáng 17/2, thông tin về gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ quan này đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước, thống nhất dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản áp dụng với cả người xây dựng và người mua nhà với lãi suất thấp hơn từ 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
"Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác, nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn", Thống đốc nói và cũng cho biết, trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia bị thiếu hụt về thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn để triển khai tiếp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Xoay xở vượt khó, nhà đầu tư tìm về bất động sản cho thuê
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, bất kỳ nhà đầu tư nào khi bỏ tiền ra cũng hết sức thận trọng, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản - những người vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm những kênh đầu tư hiệu quả (dù lãi suất không quá cao) và an toàn. Một trong những cơ hội hiếm hoi đang được đánh giá khả quan là khai thác thương mại của tài sản, vừa giữ vốn an toàn, vừa mang lại dòng tiền ổn định, do vậy mà nhu cầu đầu tư vào bất động sản cho thuê ngày càng tăng cao.
Ghi nhận thực tế từ Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản cho thuê tại Hà Nội ở quý IV/2022 đã có sự tăng tốc khá nhanh so với quý I/2022. Cụ thể, với phân khúc căn hộ chung cư cho thuê tại quận Cầu Giấy tăng 25% về giá, mức độ quan tâm tăng 34%; giá thuê chung cư quận Tây Hồ tăng 40%, mức độ quan tâm tăng 8%; giá thuê chung cư quận Đống Đa tăng 23%, mức độ quan tâm tăng 25% và tỷ lệ tương tự tại quận Thanh Xuân là 29% và 15%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp khu công nghiệp: Cơ hội không chia đều
Thống kê cho thấy, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cả nước hiện đạt bình quân 70,9%. Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đã chạm mức 96%.
Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đang đứng trước cơ hội vàng để thu hút lượng vốn đầu tư lớn, nhất là vào các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Ví dụ, tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), phần diện tích hiện hữu 426ha đã được lấp đầy từ đầu năm 2022, thu hút được 42 dự án đầu tư, bao gồm 38 dự án FDI.
Do nhu cầu thuê đất quá lớn, Khu công nghiệp Quang Châu xin mở rộng thêm 90 ha và được Thủ tướng Chính phủ cấp phép vào nửa cuối năm 2022. Khu vực mở rộng thêm của khu công nghiệp này đến đầu năm 2023 được lấp đầy với các văn bản giao dịch giữ chỗ, thuê đất của các nhà đầu tư FDI.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền nông thôn trở về trạng thái ảm đạm sau thời gian sốt nóng
Không nằm ngoài bức tranh ảm đạm chung của thị trường, khu vực nông thôn giờ đây đã không còn cảnh hàng loạt xe ô tô đỗ dài xem đất, những môi giới địa phương tưởng chừng “đổi đời” nhờ đi làm bất động sản thì giờ đây cũng đã phải quay về với công việc “tay chân” ở làng quê.
Quãng thời gian sốt nóng đi qua, để lại những sự tiếc nuối cho người dân địa phương. Người thì tiếc vì vốn dĩ có thể bán đất để trả nợ kinh doanh, thế nhưng do vẫn chờ đợi giá cao hơn nên đến giờ không những không bán được mà dù có giảm giá cũng chẳng có ai mua. Với những người bán được đất ở thời điểm bắt đầu sốt nóng, giờ đây không ít hộ chia sẻ sự tiếc nuối, vì bán đất đi rồi, giờ tiền cũng đã tiêu hết, tài sản chẳng còn nữa muốn mua lại cũng chẳng mua được…
Đầu tư vào đất nền nông thôn, một số nhà đầu tư đã thu lãi lớn nhưng cũng không ít người ôm “quả đắng” vì bị chôn vốn, thậm chí thua lỗ nặng.