Tình cảnh trái ngược có xảy ra ở phân khúc chung cư sơ cấp và thứ cấp?
Hiện nay, thị trường chung cư đang gặp tình cảnh trái ngược khi các căn hộ mới liên tục có giá bán tăng nhưng thanh khoản có sự sụt giảm mạnh. Còn ở thị trường thứ cấp nhiều chủ nhà đang phải giảm giá để tìm khách mua.
Chia sẻ về thị trường chung cư thứ cấp, anh Thanh Tùng, chủ một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, những tháng cuối năm, tình hình giao dịch ngày càng đi vào trầm lắng, khác biệt so với những năm trước đó. Do vậy, để bán được hàng, nhiều chủ nhà đã phải giảm giá hàng trăm triệu đồng để thu hút khách mua.
Đơn cử, một căn chung cư đã qua sử dụng 5 năm, có diện tích 68m2 tại Cầu Giấy (Hà Nội), thời điểm tháng 5/2022 được rao bán với mức giá 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mức giá bán căn hộ này đã giảm còn 2,8 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Hà Nội nhiều triển vọng trong năm 2023
Năm 2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Hà Nội vẫn duy trì hoạt động ổn định trong nhiều phân khúc. Hơn nữa, sự vào cuộc của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách hỗ trợ và sửa đổi luật được kỳ vọng sẽ mang tới những chuyển biến tích cực cho sự phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2023.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp là chủ thể cần quan tâm trong bức tranh kinh tế năm 2023
Trong bối cảnh kinh tế địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định tinh thần đồng hành kiến tạo cùng doanh nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Song, ngoài việc ban hành chính sách, các chuyên gia đặt ra vấn đề tận dụng những nguồn lực sẵn có và hành động thực thi chính sách để giúp chủ thể quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp hồi phục và phát triển trong năm 2023.
Đánh giá chung tình hình kinh tế 2022, tại "Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2023" ngày 11/1, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, cần nhìn nhận thực tế, đánh giá quá mức hoặc quá thấp đều không tốt.
"Nếu đánh giá quá thấp thì chúng ta không đủ tự tin, cũng không huy động được nguồn lực. Tôi không phủ nhận những thành tựu kinh tế năm 2022, phải nói đó là một sự phấn khởi. Nhưng những thành tựu của năm 2022 đâu đó đang che mờ đi những khó khăn và chúng ta phải nhìn nhận thực tế này", ông Hiếu nhận xét.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản “hết tiền” kéo thanh khoản sụt giảm?
Thông thường, thời điểm cuối năm là “mùa gặt” của thị trường bất động sản, bởi nhu cầu mua nhà đón Tết và đầu tư tăng cao thúc đẩy thị trường nhộn nhịp. Tuy nhiên, năm nay thị trường xuất hiện những diễn biến “lạ”, người mua thắt chặt hầu bao, cân nhắc kỹ hơn trước khi xuống tiền, dù giá bất động sản ở nhiều khu vực đã giảm mạnh.
Càng về cuối năm, thị trường tràn lan các sản phẩm giảm giá, cắt lỗ nhưng người bán vẫn chật vật tìm khách mua suốt thời gian dài cũng không được. Theo khảo sát, tại các khu vực từng là điểm nóng vùng ven Hà Nội, chủ đất đã chấp nhận giảm giá từ 20 - 30%, thậm chí nhiều hơn, tùy thuộc vào vị trí.
Cụ thể, tại khu vực như Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây... thời điểm đầu năm các mảnh đất phân lô có giá rao bán từ 20 - 30 triệu đồng/m2, thì nay đã giảm còn 13 - 22 triệu đồng/m2. Hay tại khu vực Ba Vì, nhiều mảnh đất có diện tích rộng trên 1.000m2 (trong đó chỉ có một phần là đất thổ cư còn lại là loại đất khác), thời điểm nóng có giá từ 2 - 3 triệu đồng/m2, thì nay còn khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/m2, thậm chí có những mảnh ở vị trí xấu đã giảm tới 50%. Còn tại các tỉnh từng xảy ra sốt đất như Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh... giá đất đang có mức giảm chung khoảng 20 - 30% so với thời điểm đầu năm 2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Lê Sĩ Trí: "Kỳ vọng vào sức mạnh nội tại của Việt Nam"
Năm 2022, nền kinh tế thế giới đã phải trải qua rất nhiều khó khăn do những diễn biến khó lường của các cuộc xung đột, các cuộc chiến tranh thương mại và diễn biến dịch bệnh Covid-19. Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức và tăng trưởng GDP đạt 8,02% - mức cao nhất giai đoạn 2011 - 2022, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Những yếu tố như: Thị trường chứng khoán lao dốc; thị trường trái phiếu doanh nghiệp đi xuống do một số diễn biến làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư; tín dụng cũng siết chặt hơn… đã gây khó khăn cho thị trường bất động sản.
Để có thêm góc nhìn đa chiều về diễn biến kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong năm 2023, Reatimes đã có cuộc trao đổi cùng TS. Lê Sĩ Trí - chuyên gia kinh tế, giảng viên MBA Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.