Aa

Bất động sản 24h: Thị trường địa ốc Hà Nội và xu hướng "xê dịch" ra vùng ven

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Ba, 22/02/2022 - 10:30

Thị trường địa ốc Hà Nội và xu hướng "xê dịch" ra vùng ven; "Chôn" tiền tỷ vào đất… rồi bỏ hoang; Hình thành "trung tâm mới" khu vực phía Tây Hà Nội… là những thông tin bất động sản nổi bật trong 24h qua.

Thị trường địa ốc Hà Nội và xu hướng "xê dịch" ra vùng ven

Theo Savills, các quận/huyện ngoài trung tâm và ngoại thành sẽ giữ vai trò dẫn dắt phân khúc bất động sản văn phòng và nhà ở trong năm 2022.

Nhận định này được Savills đưa ra trong dự báo về thị trường bất động sản Hà Nội 2022 mới đây.

Ảnh: Thành Nguyễn.

Theo Savills, đối với thị trường nhà ở, nguồn cung tương lai dự kiến sẽ chủ yếu đến từ các dự án đặt tại những quận/huyện lân cận và ngoại thành. Minh chứng rõ nhất là việc xét riêng phân khúc chung cư trong năm 2021 thì khu vực ngoại thành đóng góp tới 30% nguồn cung cho thị trường chung cư. Dự kiến trong tương lai, các dự án chung cư tại năm huyện sắp lên quận sẽ chiếm 27% nguồn cung. Bên cạnh đó, xét về thị trường biệt thự/nhà liền kề, nguồn cung tương lai sẽ chủ yếu đến từ huyện xa trung tâm, dẫn đầu là huyện Đan Phượng, theo sau là huyện Hoài Đức và Đông Anh.

“Ở một số đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, đang có một xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các khu vực lân cận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đến từ việc giá của bất động sản khu vực nội thành đã được thiết lập ở mức cao. Bởi vậy, kỳ vọng về khả năng sinh lời từ địa điểm này thấp hơn và nhà đầu tư thường tìm cơ hội ở những quận/huyện ngoài trung tâm và vùng xung quanh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhờ vậy, áp lực tăng giá tại những khu vực nội thành được giảm tải, tránh hiện tượng đẩy giá quá cao”, Savills đánh giá.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhận diện sai phạm trong quản lý đất đai và các giải pháp thích ứng

Ðất đai là nguồn lực công lớn và sai phạm trong quản lý đất đai phổ biến, kéo dài có nguyên nhân cả từ sự bất cập của luật định và triển khai, áp dụng vào thực tiễn.

Quản lý đất công đang có quá nhiều kẽ hở cả về quy định và việc vận dụng, chấp hành luật pháp. Trên thực tế, hàng nghìn tỷ đồng thu ngân sách Nhà nước từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất, kể cả cấp Trung ương lẫn địa phương.

Ngày 4/7/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn 6271/VPCP-V.I yêu cầu tỉnh Bắc Giang báo cáo Thủ tướng về việc tỉnh "cho mượn" hơn 17.000m2 đất công thuộc Công viên Hoàng Hoa Thám, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, làm sân tập golf với thời hạn tới 48 năm. Ngoài hiện tượng cho mượn đất công là không phù hợp Ðiều 17 Luật Ðất đai năm 2013 (Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất), tại Bắc Giang còn có việc cơ quan quản lý lách luật, tách lô đất lớn thành nhiều thửa có giá trị dưới 10 tỷ đồng để cho thuê đất theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành, thay vì đấu thầu theo quy định, làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xu hướng biến động cổ phiếu bất động sản trong năm 2022

Với môi trường lãi suất thấp, cơ sở hạ tầng tăng tốc và sự phục hồi trên diện rộng của nền kinh tế, VNDirect cho rằng nhóm cổ phiếu bất động sản có thể sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2022.

Nhìn nhận về phân khúc bất động sản nhà ở trong năm 2022, nhóm nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán VNDirect đưa ra kỳ vọng tích cực rằng, lượng giao dịch năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ nguồn cung mới tăng, nhu cầu nhà ở được thúc đẩy mạnh mẽ cùng tỷ lệ hấp thụ cao.

Bức tranh thị trường căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM trong những tháng cuối năm 2021 đều có diễn biến khả quan khi tại Hà Nội giá nhà đất tăng mạnh, còn tại TP.HCM, nguồn cung mới có những hồi phục nhẹ.

Cổ phiếu bất động sản sẽ tăng ổn định trong dài hạn

Cụ thể, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội trong quý IV/2021 giảm 26,6% so với cùng kỳ xuống còn 5.328 căn, dẫn đến lượng giao dịch giảm 33,4% so với cùng kỳ còn 5.920 căn. Nguồn cung mới nhà liền thổ tăng 14,5% so với cùng kỳ lên 593 căn trong quý IV/2021. VNDirect ghi nhận giá đất tại khu Đông Hà Nội tăng đáng kể 18,6 - 27,8% so với cùng kỳ do được thúc đẩy triển cơ sở hạ tầng. Giá căn hộ sơ cấp cũng tăng trung bình 13,0% so với cùng kỳ lên 1.596 USD/m2 trong quý IV/2021.

Trong khi đó, theo số liệu của CBRE, thị trường căn hộ tại TP.HCM quý IV/2021 phục hồi nhẹ với nguồn cung mới tăng 5,5% so với cùng kỳ đạt 7.062 căn, kéo theo lượng giao dịch tăng 12,4% so với cùng kỳ đạt 5.683 căn. Nguồn cung mới nhà liền thổ tăng mạnh 99,0% so với cùng kỳ lên 277 căn trong quý IV/2021, chủ yếu từ các dự án quy mô nhỏ.

Nhóm nghiên cứu VNDirect ghi nhận giá đất thứ cấp tại các khu vực ven TP.HCM tiếp tục tăng ấn tượng trong quý IV/2021 như: Hóc Môn (+18,1% so với cùng kỳ), Bình Chánh (+13,8% so với cùng kỳ), quận 12 (+13,0% so với cùng kỳ). Giá căn hộ sơ cấp cũng ghi nhận tăng trung bình 6,9% so với cùng kỳ lên 2.306 USD/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hình thành “trung tâm mới” khu vực phía Tây Hà Nội

Sau nhiều năm phát triển, cùng với sự hoàn thiện về hạ tầng, khu vực Mỹ Đình đã lột xác thần kỳ mang đến một diện mạo mới, trung tâm mới, hiện đại và năng động.

Trước đây, khu vực Mỹ Đình vốn được ví von như em gái thôn quê lên thành phố nhưng giờ đây cùng sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng đô thị, Mỹ Đình đã trở thành một cô gái thành thị sành điệu. Từng là một xã cũ thuộc huyện Từ Liêm, Mỹ Đình đã có sự "lột xác" với một diện mạo mới - trung tâm hành chính, thương mại và giải trí mới tại Hà Nội.  

Nổi bật hơn cả là hạ tầng giao thông phát triển đầy đủ và bài bản của khu vực Mỹ Đình. Hệ thống đường xá được đầu tư, mở rộng, nâng cấp với mạng lưới đường được quy hoạch vuông vắn, giúp dễ dàng kết nối với các khu vực trung tâm tại TP. Hà Nội.

Hiện nay, khu vực này sở hữu các tuyến giao thông huyết mạch như: Vành đai 3, Quốc lộ 32, Lê Đức Thọ, Mễ Trì, Trần Hữu Dực, Nguyễn Cơ Thạch… Thêm vào đó là các tuyến xe bus BRT và tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội giúp việc di chuyển tới các khu vực xung quanh trở nên dễ dàng hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Chôn" tiền tỷ vào đất… rồi bỏ hoang

Dòng vốn nhà đầu tư đổ vào đất để kiếm lợi nhuận khiến cho đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều. Trong khi đó, người cần đất để ở thực và sản xuất lại thiếu.

Có những thời điểm, trên mạng xã hội, bên cạnh thông tin về Covid-19 thì dày đặc các thông tin về… đất, chứng khoán. Còn ở thị trường thực tế, bất chấp đại dịch tác động khiến giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn thì mức độ quan tâm đối với bất động sản luôn tăng mạnh với lực cầu F0 (nhà đầu tư mới).

Trong khi đó, nguồn cung trên thị trường hạn chế không đáp ứng nguồn cầu tăng nhanh, khiến giá bất động sản tăng nhanh và liên tục xác lập kỷ lục. Cá biệt, còn xuất hiện cả tình trạng "sốt đất" từ thành thị tới nông thôn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top