Kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Cụ thể, theo Nghị định, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
Đồng thời là phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở ban quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật).
Thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: “Cần phải thanh tra toàn bộ đất dành cho giáo dục tại các khu đô thị”
Câu chuyện nhiều khu đô thị ở Hà Nội “quên” trường học đã kéo dài rất nhiều năm nay khiến không ít gia đình khổ sở tìm nơi học tập cho con, chất lượng giáo dục đào tạo bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thực trạng này cũng cho thấy Luật Quy hoạch kiến trúc, Luật Xây dựng mà Quốc hội ban hành và các Nghị định của Chính phủ chưa được thực hiện đúng.
Trả lời Reatimes về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội, TS. Lê Thanh Vân - Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (người luôn rất tâm huyết với những vấn đề liên quan tới đời sống an sinh của người dân) nói thẳng, nhiều năm qua Hà Nội không chấn chỉnh xử lý dứt điểm được tình trạng này, vì vậy cần có chỉ đạo ở tầm Chính phủ để qua đó giải quyết nút thắt và không lặp lại ở các địa phương khác. Đồng thời, Quốc hội cũng cần phải giám sát quá trình thực thi luật để giúp Chính phủ và các địa phương giải quyết triệt để vấn đề này, bởi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dòng tiền của nhà đầu tư đang “chảy” về đâu?
Trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, trái phiếu... đang rất khó dự đoán thì thị trường bất động sản lại "được lòng" nhà đầu tư. Nổi bật nhất là xu hướng Homeliday, Golf villas hay đầu tư ven đô.
Trước những “tổn thương” lớn đến từ đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường bất động sản sẽ khó hồi phục và có những biến động trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và thị trường đảm bảo sẽ hồi phục trong ngắn hạn.
Cụ thể, theo TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế năm 2021, trong đó có thị trường bất động sản. Tuy vậy, trong cái khó chung, thị trường bất động sản vẫn có nhiều triển vọng. Đáng chú ý, nguồn vốn vẫn luôn đổ vào bất động sản như một kênh trú ẩn an toàn.
Xét về nguồn vốn tư nhân, trong 9 tháng năm 2021 cả nước có khoảng 5.800 doanh nghiệp mới trong ngành bất động sản thành lập, tăng 12% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 343.000 tỷ đồng, tạo 35.000 việc làm mới. Có 1.160 doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại, tăng 14% so với cùng kỳ. Về tình hình cấp tín dụng, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 30/9 cho thấy, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ đồng).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản là một trong những thách thức lớn của ngành ngân hàng năm 2022
Có rất nhiều thách thức đang chờ đón ngành ngân hàng trong năm 2022 nhưng thách thức lớn nhất có thể đến từ sự biến động của thị trường tài sản, trong đó có bất động sản.
Tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng được tổ chức mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - ông Đào Minh Tú nhận định, dịch bệnh diễn biến khó lường với sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu năm 2022 khó dự báo, đồng thời đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt như: Rủi ro lạm phát, nợ xấu tăng mạnh, chính sách giãn hoãn nợ kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn...
Đồng quan điểm với Phó Thống đốc Đào Minh Tú, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, ngành ngân hàng có rất nhiều thách thức trong năm mới, nhưng thách thức lớn nhất có thể đến từ sự biến động của thị trường tài sản cụ thể là bất động sản và chứng khoán.
Theo đó, thị trường bất động sản đang được đánh giá là có thể tăng mạnh trong năm nay, chủ yếu vẫn là đầu tư do quỹ đất khan hiếm. Trong vài tháng vừa qua, có những nơi đất chưa được công bố nhưng từ khi có kế hoạch bán cho đến nay giá đã tăng tới 2,5 lần. Đây là một trong những dấu hiệu của bong bóng bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cảnh giác chiêu trò "thổi giá" đất
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nên hiện nhiều người lựa chọn bất động sản làm kênh đầu tư. Đặc biệt, trong những ngày gần đây, không chỉ giá đất ở khu vực nội thành lên “cơn sốt” mà một số nơi ngoại thành Hà Nội đang trở thành “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư. Trong bối cảnh này, người dân cần cảnh giác với các chiêu trò “thổi giá” đất của người môi giới.