Aa

Bất động sản 24h: Môi giới chốt 10 giao dịch trong một tuần: Thị trường bất động sản đang "ấm" lại?

Thứ Năm, 09/03/2023 - 10:30

Môi giới chốt 10 giao dịch trong một tuần: Thị trường bất động sản đang ấm lại?; Nhiều hướng đi mới cho thị trường bất động sản... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Môi giới chốt 10 giao dịch trong một tuần: Thị trường bất động sản đang "ấm" lại?

Rao đăng tin bán đất trong một nhóm chuyên bất động sản Thanh Hoá, N.M (môi giới đến từ Hà Nội) đã nhận “cọc” thành công cho 10 lô đất, chỉ trong vòng một tuần.

Giá mỗi lô đất 120 - 150 triệu đồng với diện tích chỉ từ 120-150m2, tức 1 triệu đồng/m2. Mức cọc cho mỗi lô đất 20 - 30 triệu đồng. Sau 30 - 40 ngày, người mua sẽ được làm thủ tục sang nhượng. Theo N.M, hiện tại, các lô đất chưa tách sổ nên mức giá “rất mềm” dành cho nhà đầu tư muốn “tích sản”. Phía người bán cam kết bao phí sang tên sổ, sẵn sàng chấp nhận chịu phạt gấp đôi nếu không hoàn thành thủ tục pháp lý sang tên cho người mua.

bđs
Thị trường bất động sản đang ấm lại? ( Ảnh minh họa: VnExpress)

N.M cho biết: “Ngày đầu tiên rao bán, tôi đã nhận cọc thành công 3 lô đất. Với mức tài chính hấp dẫn, chỉ hơn 100 triệu đồng, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đều có thể xuống tiền”.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Doanh nghiệp bất động sản đứng trước thời cơ xoay chuyển về dòng vốn

Ngày 5/3, Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế chính thức được Chính phủ ban hành, trong đó, nhiều "nút thắt" trói buộc doanh nghiệp về cơ bản đã được tháo gỡ.

Doanh nghiệp bất động sản đứng trước thời cơ xoay chuyển về dòng vốn​​​​​.

Trao đổi với Reatimes, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, Nghị định 08 là tin vui đối với doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản, khi giải tỏa được những khó khăn bị ràng buộc trước đó. Mặc dù Nghị định 65 không phải là nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng “đóng băng” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, tuy nhiên những điều khoản khắt khe cũng bó buộc khiến nhiều doanh nghiệp không thể phát hành trái phiếu.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Năm 2023: Một năm giảm tốc của ngành bất động sản nghỉ dưỡng

Năm 2022, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá chỉ đang trong quá trình hồi phục, thị trường ghi nhận nguồn cung có tăng, nhưng mức tăng vẫn còn khá thấp so với giai đoạn năm 2019. Nguồn cung hầu hết tập trung tại miền Trung và miền Bắc.

Sức cầu thị trường ở mức cao nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án trong 2 quý đầu năm 2022 và có dấu hiệu sụt giảm trong giai đoạn cuối năm 2022 cho đến nay. Nguyên nhân được cho là tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng hơn sau loạt sự cố của các tập đoàn kinh doanh lớn, cùng với đó là nhiều biến động về kinh tế vĩ mô như áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế tín dụng cho bất động sản, áp lực lạm phát và lãi suất.

Khảo sát của CBRE cho thấy, một số khu vực cũng đã trầm lắng về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch do tăng trưởng nóng trong thời gian dài trước đó. Đơn cử như tại Đà Nẵng và Khánh Hòa, thị trường khan hiếm nguồn cung mới sau giai đoạn bùng nổ 2015 - 2018 và hiện nay mặt bằng giá gần như không có biến động.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Nhiều hướng đi mới cho thị trường bất động sản

Hàng loạt tín hiệu tích cực đang mở ra với thị trường bất động sản. Mới đây nhất, ngày 5/3 Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đáng chú ý, Nghị định tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa thêm 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành đã công bố với nhà đầu tư.

Nghị định 08 có hiệu lực ở thời điểm này được chuyên gia đánh giá sẽ tác động tích cực nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị trường bất động sản, tài chính, giúp các chủ đầu tư thêm phương án giãn nợ, giảm áp lực đáo hạn cho trái phiếu.

Chất lượng cuộc sống tương xứng với giá trị sản phẩm của các đại đô thị tại khu Đông được đánh giá cao.( Ảnh minh họa: Báo Lao động)

Trước đó, trong tháng 2/2023, Chính phủ cũng đưa ra dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp cho thị trường bất động sản, trong đó có nhiều đề xuất được đánh giá sẽ giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp bất động sản như: Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn; tiếp tục cấp tín dụng với dự án bất động sản có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính; giảm lãi suất cho vay.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Diễn dàn BĐS Mùa Xuân đồng hành cùng doanh nghiệp "vượt bão"

Được tổ chức lần đầu vào năm 2021, Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu là sự kiện thường niên do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung ngày càng biến đổi nhanh chóng và khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định, do đó Diễn đàn được tổ chức hằng năm với mong muốn cung cấp cái nhìn tổng quan thông qua những nhận định, phân tích, dự báo khách quan về diễn biến và xu hướng của thị trường trong từng năm, từng giai đoạn; góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top