Aa

Bất động sản 24h: Rao đất vàng 2 năm không bán nổi, đại gia khóc ròng vì cả “núi“ tiền nằm im

Thứ Năm, 25/03/2021 - 10:40

Rao đất vàng 2 năm không bán nổi, đại gia khóc ròng vì cả "núi" tiền nằm im; Động lực mới phát triển kinh tế Thủ đô; Hơn 1.000 gian hàng tham dự Vietbuild Hà Nội 2021 lần 1... là những tin tức đáng chú ý 24h qua.

Rao đất vàng 2 năm không bán nổi, đại gia khóc ròng vì cả "núi" tiền nằm im

Trong khi đất vùng ven hết đợt "sốt" này đến đợt "nóng" khác thì một số mặt bằng "đất vàng" trong nội đô lại ì ạch, khó khăn trong giao dịch.

Tại phố Giảng Võ, Hà Nội, một căn nhà có 2 mặt tiền được rao bán suốt từ đầu năm 2020 đến nay nhưng chưa "chốt" được khách. Tấm biển rao bán hoặc cho thuê ngắn hạn được treo đã bạc màu. Chủ nhà cho biết anh đang rao 48 tỷ đồng, diện tích sổ đỏ là 105m2.

Một tòa nhà khác trên phố Trần Hưng Đạo được rao với giá hàng trăm tỷ đồng cũng chật vật tìm khách mua. Trên nhiều tuyến phố cổ nơi được coi là "đất vàng", đất "kim cương", kinh doanh sầm uất bậc nhất ở Hà Nội nhưng việc giao dịch lại trở nên ì ạch.

Bà Hoa - chủ một cửa hàng nằm trên phố Kim Mã (Hà Nội) - cho biết: "Trước Covid-19, việc kinh doanh tốt, nhà phố mặt tiền nhiều hộ muốn thuê còn khó. Có thời điểm cửa hàng tôi đang cho thuê rồi vẫn có khách vào hỏi thuê, thậm chí hỏi mua. Nhưng nay treo biển cho thuê từ lâu mà chỉ có người hỏi rồi bỏ đi".

Khi việc cho thuê khó khăn thì một suất nhà đất mặt tiền phố trung tâm có giá vài chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng như trên sẽ vô cùng khó khăn nếu muốn bán. Thông thường, việc cho thuê dễ dàng thì việc bán sẽ có tính thanh khoản tốt hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây.

Đất vàng phố cổ rao bán cả năm không ai mua
Đất vàng "ì ạch", đại gia Hà Nội ôm nhà phố ngao ngán (Ảnh: N.M).

Động lực mới phát triển kinh tế Thủ đô

Động lực phát triển kinh tế của Hà Nội không chỉ đến từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô (với 1% diện tích đất đai và 8,5% dân số; 82% trường đại học và 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm; 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học; khoảng 30% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và 2/5 khu công nghiệp công nghệ cao của cả nước), mà còn đến từ việc xây dựng, triển khai Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (gọi tắt là Quy hoạch đô thị sông Hồng) và các quy hoạch chất lượng cao tương tự liên quan đến toàn bộ sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, xung quanh Hồ Tây và các vùng không gian tương tự.

Nói cách khác, việc xây dựng và triển khai Quy hoạch là một trong những chìa khóa cho việc mở cửa khai thông và phối hợp hiệu quả các dòng vốn hàng chục, hàng trăm tỷ USD từ cả trong và ngoài nước (nhất là từ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Ý…) cho phát triển kinh tế, tạo hợp lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế Thủ đô cả vĩ mô và vi mô, hiện tại và tương lai…

Theo TS. Nguyễn Minh Phong: Không có quy hoạch sẽ không có định hướng đúng đắn cho đầu tư và quản lý sự phát triển của vùng, khu vực trên địa phương. Tuy nhiên, quy hoạch cần có chất lượng cao để định hướng dòng vốn vào đúng chỗ và công trình đầu tư không bị đội vốn, sử dụng được dài lâu, khai thác hết công năng, có sức lan tỏa và không làm lãng phí các nguồn lực xã hội.

Tham khảo, kế thừa những điểm phù hợp từ các đề án, dự án quy hoạch liên quan đến sông Hồng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trước đó (nhất là của Hà Lan, Hàn Quốc), Quy hoạch đô thị sông Hồng được kỳ vọng sẽ có chất lượng cao.

Đặc biệt, chất lượng và lợi ích của Quy hoạch đô thị sông Hồng được bảo đảm trước hết bởi Nhà nước làm chủ đầu tư và được xây dựng theo nguyên tắc thuận thiên, lấy phòng chống lũ và chỉnh trị sông Hồng làm mục tiêu hàng đầu, đưa sông Hồng vào giữa thành phố, không chất tải công trình, mà tích hợp cả quy hoạch đê điều, phòng chống lũ và nhấn mạnh yếu tố văn hóa đặc sắc của sông Hồng, tạo không gian hài hòa để phát triển cả hai bên dòng sông như là trục vành đai xanh, cải thiện cảnh quan đô thị và môi trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực và trên địa bàn Thủ đô.

Xem thông tin chi tiết tại đây.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong

Khai mạc Vietbuild Hà Nội 2021 lần 1: Hơn 1.000 gian hàng tham dự

Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2021 lần 1 với chủ đề “Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản & trang trí nội ngoại thất” đã chính thức được khai mạc sáng 24/3.

Với quy mô hơn 1.000 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, triển lãm sẽ giới thiệu những thành tựu và sự phát triển của ngành xây dựng trên các lĩnh vực về xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản, trang trí nội ngoại thất. Đồng thời, các hoạt động phong phú khác cũng sẽ diễn ra như: Hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, các chương trình khuyến mại, quảng cáo giới thiệu các sản phẩm mới, dịch vụ mới, giới thiệu các công nghệ mới có tính chất đột phá thân thiện với môi trường và ngành xây dựng.

Xem thông tin chi tiết tại đây.

TP.HCM: Cấp thiết xác định giá trị vốn vay ODA còn lại cho dự án metro số 1

Dự án metro số 1
Ảnh minh họa.

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về xác định giá trị vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (Metro số 1).

Theo UBND Thành phố, hiện nay, tổng khối lượng thực hiện của toàn dự án đạt 82,5%. Chủ đầu tư đang phối hợp với các tư vấn, nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu mục tiêu năm 2021 hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị để chuẩn bị vận hành khai thác.

Tuy nhiên, cho đến nay, vướng mắc của việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại vẫn chưa được tháo gỡ, mặc dù UBND Thành phố đã nhiều lần có văn bản báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và đã làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm giải quyết về những quan điểm khác biệt trong việc xác định giá trị còn lại theo tiền Yên và hay tiền Đồng.

Hiện nay, vướng mắc trong việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại của dự án đã ảnh hưởng đến công tác giải ngân kế hoạch vốn.

Xem thông tin chi tiết tại đây.

Giảm 215.000 dân ra khỏi nội đô lịch sử: Mục tiêu đáng hoan nghênh nhưng có khả thi?

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử có khả thi?
Người dân vẫn bám trụ trong những con ngõ tối tăm, chật chội.

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử công bố mới đây được đánh giá là bước tiến lớn trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị tại Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bền vững. Một trong những nội dung đáng chú ý trong quy hoạch phân khu này là: Giãn dân, giảm 215.000 người ra khỏi nội đô lịch sử và bảo tồn, phát triển khu phố cổ, phố cũ. 

Tuy nhiên, không chờ đến bây giờ người dân phố cổ, phố cũ nói riêng và khu vực nội đô lịch sử (theo quy hoạch) nói chung mới biết đến việc giãn dân. Thực tế, cách đây hơn hai thập kỷ, vào năm 1998, Hà Nội đã bắt đầu thực hiện đề án Giãn dân phố cổ với mục tiêu giãn khoảng 27.000 dân ra khỏi nội đô, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2020. Cùng với việc giảm mật độ dân cư tại các khu phố cổ, Hà Nội cũng tính đến việc triển khai đồng bộ các chủ trương di dời trường đại học, bệnh viện, trụ sở bộ, ngành… ra khỏi khu vực nội đô lịch sử.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, tiến độ di dời nhà máy, cơ sở bộ, ngành vẫn rất chậm nếu không nói là chưa thực hiện được, còn việc giãn dân thì gần như thất bại hoàn toàn khi dân số chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Bộ mặt kiến trúc và không gian văn hóa, lịch sử phố cổ, phố cũ đã bị tác động rất lớn khi Thành phố không giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn. 

Dù đã xây dựng một khu nhà ở phục vụ cho việc giãn dân tại Khu đô thị Việt Hưng tại quận Long Biên, với diện tích hơn 11ha, gồm 16 tòa nhà cao 8 - 9 tầng, một tòa nhà hỗn hợp làm khu trung tâm thương mại, dịch vụ, công trình công cộng cao 15 tầng và các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng, tuyến phố đi bộ… nhưng đến hiện tại, các tòa nhà vẫn không có người ở, còn người dân vẫn đang bám lấy phố cổ, chen chúc trong những khu nhà siêu nhỏ, những con ngõ siêu hẹp, chấp nhận không gian sống chật chội, nhếch nhác, điều kiện sinh hoạt khổ sở. 

Xem thông tin chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top