Aa

BĐS 24h: Xu hướng doanh nghiệp xây dựng "lấn sân" BĐS nhà ở

Thứ Ba, 16/05/2017 - 13:58

Những công trình nào được coi là biểu tượng cho "thời đại BĐS mới"? Hà Nội thu hồi hơn 3.000m2 đất làm bãi đỗ xe tĩnh, Bất thường trong đấu thầu dự án Nhà điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Xu hướng doanh nghiệp xây dựng "lấn sân" bất động sản nhà ở... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Những công trình biểu tượng cho "thời đại BĐS mới"

Trải qua nhiều đoạn thăng giáng, thị trường BĐS Việt Nam những năm gần đây chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp tư nhân. "Ghi điểm" bằng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, đưa ra các sản phẩm "chất lượng hợp giá tiền"... các đơn vị này đang ngày càng thể hiện năng lực và uy tín của mình trên thị trường.

Trong số đó, có không ít "ông lớn" BĐS đã có sự bứt phá mạnh mẽ, trở thành những cái tên có khả năng dẫn dắt thị trường cùng hàng loạt dự án mang tính biểu tượng của cả một thời kỳ mới. 

Nhắc đến các dự án mang tính biểu tượng của "cuộc cách mạng BĐS mới", không thể không nhắc đến "siêu dự án" Ecopark của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico). Chính thức được khởi công xây dựng vào năm 2009, dự án Khu đô thị có quy mô lớn nhất miền Bắc - Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) được Vihajico bàn giao và chào đón cư dân đầu tiên về sống tại chung cư Rừng Cọ vào tháng 3/2012. 

Nằm trên trục đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), Khu đô thị Royal City được coi là điểm nhấn kiến trúc mới của Hà Nội, là một “thành phố Châu Âu thu nhỏ” và cũng là một trong những công trình đáng tự hào nhất của Vingroup - đơn vị phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam hiện nay. 

Cùng với Royal City, dự án Times City (Hoàng Mai, Hà Nội) của Vingroup được nhận định là dự án "cột mốc", củng cố uy tín của Vingroup trên thị trường BĐS. Được xây dựng trên tổng diện tích lên tới 364.500m2, Times City hình thành từ ý tưởng về một khu đô thị hiện đại mang phong cách kiến trúc sinh thái thân thiện của Đảo Quốc Singapore.

Xem thêm tại đây. 

Hà Nội xây tuyến đường rộng 8 làn xe qua Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2727/QĐ-UBND về phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Quốc lộ 21 đoạn từ Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai, tỷ lệ 1/500.

Theo phê duyệt, tuyến đường có chiều dài khoảng 25km, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Điểm đầu tuyến tại vị trí cầu Quan, thị xã Sơn Tây. Điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 6, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ.

Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường 8 làn xe qua Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai. Ảnh minh họa

Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường 8 làn xe qua Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai. Ảnh minh họa

Xem thêm tại đây. 

Hà Nội thu hồi hơn 3.000m2 đất làm bãi đỗ xe tĩnh

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2660/QĐ-UBND thu hồi 3.401m2 đất tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cho Công ty TNHH Thương mại dích vụ Thiện Thành Phát thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe tĩnh.

Theo quyết định, vị trí, ranh giới khu đất được xác định tại bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 do Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Hợp Phát lập, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận. Về hình thức sử dụng đất, Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm; thời hạn thuê đất kể từ ngày ký quyết định cho thuê đất đến hết ngày 29/1/2066.

Xem thêm tại đây.

Bất thường trong đấu thầu dự án Nhà điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc: Nhiều thay đổi lạ lùng ở lần gia hạn thầu thứ 6

Chính thức mời thầu từ tháng 11/2016 nhưng cho đến nay, sau 6 tháng, gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình dự án Nhà điều trị nội trú - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc bất ngờ có nhiều thay đổi trước "giờ G" của lần gia hạn thầu thứ 6. Câu chuyện này hiện khiến khá nhiều doanh nghiệp nghi ngờ có sự không rõ ràng, thiếu minh bạch.

Phối cảnh tổng thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Phối cảnh tổng thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo phản ánh của một số nhà thầu, dự án này đã phát hành hồ sơ mời thầu từ ngày 11/11/2016, đóng thầu ngày 5/12/2016, sau 6 lần gia hạn hồ sơ mời thầu, việc mở thầu và đóng thầu gia hạn đợt 6 vào ngày 25/4/2017 vừa qua có nhiều nhiều biểu hiện bất thường.

Theo đó, trong kế hoạch, đơn vị tư vấn mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cũ là Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu thuộc Cục Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là đơn vị tư vấn hàng đầu nhưng đã bị loại ra thay bằng Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây dựng.

Đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ mời thầu và thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu cũ là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế Xây dựng Việt Nam nay thay đổi đơn vị mới là Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Việt Nam.

Xem thêm tại đây.

ACC Thăng Long “xuống nước”, tháo dỡ toàn bộ cọc inox xung quanh dự án The Artemis

Thi công cải tạo vỉa hè sai so với giấy phép đào hè, đào đường do cơ quan chức năng cấp, Công ty Cổ phần ACC Thăng Long, đã buộc phải tháo dỡ toàn bộ hệ thống cọc inox trên vỉa hè bao quanh dự án The Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội).

Liên quan đến lối đi trên vỉa hè bị chủ đầu tư dự án The Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) dựng cột Inox bao xung quanh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, Chủ tịch UBND phường Khương Mai thông tin: “Sau khi có kiến nghị của người dân, lực lượng chức năng phường Khương Mai đã có 2 buổi làm việc vào các ngày 24/3 và 30/3 với chủ đầu tư là Công ty ACC Thăng Long.

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư đều chưa trình được những cơ sở pháp lý liên quan đến việc thi công cột inox xung quanh vỉa hè của dự án tại số 3 Lê Trọng Tấn”. 

Xem thêm tại đây.

Xu hướng doanh nghiệp xây dựng "lấn sân" bất động sản nhà ở

Không ít nhà thầu xây dựng, công ty đầu tư hạ tầng đang có những bước tiến rõ nét trong lĩnh vực bất động sản nhà ở sau nhiều năm chỉ tập trung mảng kinh doanh cốt lõi.

Báo cáo thường niên năm 2016 của Công ty CP Xây dựng - Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) cho thấy, bên cạnh lĩnh vực cốt lõi là xây dựng, kết quả hoạt động của các công ty con liên quan đến mảng đầu tư, kinh doanh bất động sản đã có những tiến triển khả quan. Chẳng hạn như Công ty CP Đầu tư địa ốc Tiến Phát, theo kế hoạch năm 2016, doanh thu 798,4 tỷ đồng, lỗ 35 tỷ nhưng kết quả cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt 10,7 tỷ đồng.

Một nhà thầu lớn khác là Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) cũng đã có những bước đi mạnh mẽ thể hiện tham vọng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Mới đây, doanh nghiệp này ra thông báo về việc rót 100% vốn thành lập công ty con - Công ty TNHH Convestcons, với vốn điều lệ dự kiến 26 tỷ đồng, chuyên trách môi giới và kinh doanh bất động sản (bao gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu hoặc thuê).

Trong năm 2016, một trong 10 nhà thầu lớn của Việt Nam là Công ty CP Xây dựng Phước Thành cũng gây chú ý cho thị trường khi ra mắt khu căn hộ Centana Thủ Thiêm (quận 2) thông qua Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Điền Phúc Thành.

Xem thêm tại đây. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top