Aa

Chen chúc nhau đi mua đất nền tại TP.HCM

Thứ Ba, 17/04/2018 - 14:01

Việt Nam đang ở đâu trên con đường nâng hạng thị trường chứng khoán?; Hạ tầng giao thông Hà Nội "đua không kịp" cao ốc; Quan điểm trái chiều của chuyên gia về đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính; Chen chúc nhau đi mua đất nền TP.HCM;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Việt Nam đang ở đâu trên con đường nâng hạng thị trường chứng khoán?

Tính tới hết quý I/2018, quy mô TTCK Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và đạt 191 tỷ USD, tương đương 95% GDP năm 2016, tăng 24,7% so với cuối năm 2017.

Con số này gần bằng UAE, Philippines và vượt qua nhiều thị trường Emerging markets như Qatar (131 tỷ USD), Pakistan (82 tỷ USD), Ai Cập (58 tỷ USD). Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh đạt mức bình quân 8.800 tỷ đồng/phiên trong Quý I/2018, tăng 80% so với mức trung bình năm 2017.

Theo ước tính, ở thời điểm hiện tại, đã có 5 cổ phiếu thỏa mãn các điều kiện yêu cầu của MSCI và có thể được thêm vào bộ chỉ số Emerging Markets Indexes trong trường hợp Việt Nam được nâng hạng. Nhưng nhìn rộng hơn, có thêm 9 cổ phiếu có thể thỏa mãn các điều kiện này trong tương lai không xa.

Trong tương lai, với các kế hoạch thoái vốn Nhà nước được đẩy mạnh thực thi và khả năng nới room nước ngoài ở một số cổ phiếu gần kín room, 9 cổ phiếu này sẽ là những lựa chọn tiềm năng để MSCI đưa vào danh mục các chỉ số EM indexes.

Xem chi tiết tại đây

Chen chúc nhau đi mua đất nền TP.HCM

Giá đất nền ở TPHCM đang trong cơn “sốt” trở lại như đã từng xảy ra vào giữa năm 2017 do “cò” đất thổi giá, do người dân thấy đầu tư cho đất vẫn sinh lời cao, và dường như mọi thứ chỉ đang quay cuồng xung quanh chuyện mua bán đất.

Khung cảnh mở bán đất nền tại một dự án ở quận vùng ven TPHCM vào đầu tháng 4 vừa qua.

Khung cảnh mở bán đất nền tại một dự án ở quận vùng ven TPHCM vào đầu tháng 4 vừa qua.

Hiện, giá đất tại các quận vùng ven hiện đang nhảy múa điên loạn. Quận 9 hiện là khu vực tâm điểm trong cơn sốt đất. Giá đất ở đây nhảy múa liên tục hằng tuần. Đặc biệt ở một số khu vực đất nền giáp ranh với dự án khu thể thao Rạch Chiếc, giá tăng nóng chưa từng có.

Đơn cử đoạn đường Bưng Ông Thoàn giáp ranh đường Liên Phường trước kia là đầm lầy đang được chủ đầu tư tiến hành san lấp đất, ở mặt tiền đường có giá 100 triệu đồng/m2, còn trong hẻm nhỏ thì giá 40 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với 6 tháng trước.

Cơn sốt mua bán đất đai ở khu vực quận 9 được thể hiện rất rõ khi trong nhiều ngày nay, khoảng từ 6h sáng, hàng trăm người dân đã xếp thành hàng dài trước UBND quận 9 để chờ giải quyết hồ sơ hành chính, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai.

Xem chi tiết tại đây

Điều gì khiến TPBank được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” trên sàn chứng khoán?

Ngày 19/4 tới đây, “tân binh” TPBank sẽ chính thức niêm yết trên sàn HoSE với 555 triệu cổ phiếu. Giá tham chiếu chào sàn của TPBank là 32.000 đồng/cp.

Từ một ngân hàng có nguy cơ bị buộc phải tái cơ cấu cách đây 6 năm thì chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, Tienphongbank bất ngờ gây ấn tượng khi “lột xác” trong một hình ảnh hoàn toàn mới là TPBank vào năm 2013. Dấu ấn thắng lợi đầu tiên của TPBank là đến hết quý 1/2017, ngân hàng đã khắc phục được hoàn toàn lỗ lũy kế và thặng dư âm vốn cổ phần.

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong từng bước phát triển của ngân hàng TPBank thời gian gần đây đã khiến giới đầu tư bắt đầu nhìn nhận vào chiến lược “thần kỳ” của ngân hàng này.

Theo cáo bạch tài chính mới đây, TPBank đã vượt chỉ tiêu tài chính 2017 được ĐHCĐ giao với lợi nhuận đạt 1.206 tỷ đồng, vượt 155% so với kế hoạch. Tổng tài sản năm 2017 đạt trên 124.000 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp tổng tải sản tăng trưởng mạnh. Theo kế hoạch trình cổ đông, năm 2018, TPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2.200 tỷ đồng, tăng 82,42% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận ROE dự kiến cũng sẽ vượt 20%, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động.

Xem chi tiết tại đây

Quan điểm trái chiều của chuyên gia về đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính đang kiến nghị xây dựng Luật Thuế tài sản, với đề xuất:

Đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung cư): áp dụng mức thuế suất là 0,4% trên toàn bộ giá trị đất. Giá trị nhà tính thuế được đề xuất đánh thuế 0,4% "Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng". Giá tính thuế đất không lấy theo giá thị trường, mà theo bảng giá do UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm.

Ngay sau kiến nghị trên đã dấy lên những luồng quan điểm trái chiều.

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng thuế tài sản là một dạng thuế quan trọng nhưng còn mới ở Việt Nam. Vì lẽ đó, mức đánh thuế cần dựa trên nghiên cứu, phân phối tài sản hiện nay của số đông người dân. Trên cơ sở đó tìm ra giá trị, mức thuế suất khác nhau.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch VARs, giá nhà của Việt Nam hiện cao ngang bằng khá nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thu nhập của người dân lại thấp hơn các nước khác rất nhiều. Khi tiếp cận với các sản phẩm nhà ở, người dân chủ yếu sử dụng bằng các nguồn đi vay, do đó, nếu áp dụng thuế tài sản với mức thuế quá cao sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Hạ tầng giao thông Hà Nội "đua không kịp" cao ốc

Nhìn lại diện mạo Hà Nội sau 10 năm, nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng bởi cùng với quá trình đô thị hóa, hàng trăm tòa cao ốc, chung cư cũng đua nhau mọc lên, ngày một khổng lề về quy mô tiện ích dự án, về đẳng cấp sang trọng, và tất nhiên cả về yếu tố chiều cao. Mặt khác, giao thông cũng được đầu tư xây dựng song dường như lại thu kém hơn khi liên tục chậm tiến độ về đích.

Theo các chuyên gia, bất luận với lý do gì, việc các cao ốc ở khu trung tâm được xây dựng ngày một nhiều đang gây ra nỗi lo cho giao thông cả trong hiện tại và tương lai. Giải pháp giao thông của Hà Nội là đầu tư nhiều dự án cải tạo, mở rộng, quy hoạch nhiều tuyến đường nhưng, tất cả các điều kiện giao thông nói trên lại chưa được triển khai đồng bộ với việc hình thành các cao ốc.

Chia sẻ về câu chuyện này, chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy nhận định: “Đến nay chúng ta thấy, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đang triển khai nhưng cũng chưa đến đâu bởi một sơ đồ không thực tế. Tuyến Ngọc Hồi kéo dài ra đến Như Quỳnh nhưng quy hoạch và tính lô-gic cũng không rõ ràng. Tiếp đến là tuyến đường sắt Trần Hưng Đạo - Nam Thăng Long đang đề nghị tăng vốn cơ sở khoa học nhưng đến nay nhiều người vẫn thắc mắc sao phải làm tuyến đó khi phải chi mức giá 19 tỷ đồng mà lại còn đang đề nghị tăng gấp đôi?”

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top