Aa

Đại gia địa ốc "gieo" tiền về tỉnh, kỳ vọng "hái" quả to

Thứ Năm, 20/04/2017 - 06:32

Cuộc “đổ bộ” condotel và nỗi lo "vết xe đổ" của thị trường khách sạn mini ở Đà Nẵng; Ôm nợ tiền thuế sử dụng đất, dự án Roman Plaza (Hải Phát) rầm rộ bán "lúa non"; Đại gia địa ốc "gieo" tiền về tỉnh, kỳ vọng "hái" quả to... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đà Nẵng: Cuộc “đổ bộ” condotel và nỗi lo "vết xe đổ" của thị trường khách sạn mini

Vài năm trở lại đây, Đà Nẵng chứng kiến cuộc “đổ bộ” của nhiều dòng sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng giá trên dưới 2 tỷ đồng, trong đó phần lớn là phân khúc căn hộ khách sạn (condotel). Tuy nhiên, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, nếu tiếp tục đầu tư ồ ạt vào phân khúc này, các nhà đầu tư có thể đi theo vết xe đổ của loại hình khách sạn nhỏ như trước đây.

Căn hộ khách sạn (Condotel) đang trở thành kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Căn hộ khách sạn (Condotel) đang trở thành kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), năm 2016, BĐS nghỉ dưỡng chứng kiến sự phục hồi và bùng nổ ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Trong đó, có gần 35 dự án chào bán mới với 12.000 căn hộ nghỉ dưỡng và gần 2.000 biệt thự. Hơn 80% trong số này là căn hộ khách sạn, lượng giao dịch thành công 15 - 30% tùy sản phẩm ở từng thị trường khác nhau.

Báo cáo thị trường BĐS Đà Nẵng quý IV/2016 của CBRE Việt Nam nhận định, năm 2017, BĐS Đà Nẵng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh và bền vững. Điểm sáng là các dự án nghỉ dưỡng ven biển, chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư thứ cấp theo mô hình căn hộ - khách sạn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 Nuôi 6 năm "không lớn", Tập đoàn Đại Châu muốn "sang tay" dự án Phú Thượng

Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức mới đây, ban lãnh đạo của CTCP Tập đoàn Đại Châu (mã DCS) lên kế hoạch đảo vốn cho các lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ chuyển nhượng dự án Phú Thượng.

Theo đó, năm 2017, DCS đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần và lợi nhuận gấp 3 lần so với số thực hiện năm 2016. Cụ thể, doanh thu dự kiến của công ty này là 650 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu sản xuất cung cấp đồ gỗ cho các dự án 50 tỷ đồng; mảng kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu gỗ dự kiến đạt 150 tỷ đồng; kinh doanh xe ôtô tải và máy xây dựng 300 tỷ đồng; đầu tư BĐS nhỏ lẻ - kinh doanh khác 150 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lãi ròng dự kiến đạt hơn 34 tỷ đồng.

Trong năm nay, DCS cũng dự trù kế hoạch tài chính đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất kinh doanh đồ gỗ cao cấp và kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vật liệu gỗ cần 200 tỷ đồng. Công ty cũng có kế hoạch đầu tư kinh doanh ôtô tải, máy xây dựng 300 tỷ đồng và đầu tư các dự án BĐS nhỏ lẻ và kinh doanh khác 150 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đại gia địa ốc đua nhau đổi 'khẩu vị' đầu tư

Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã bất ngờ mở rộng thị phần từ nhà phố sang chung cư, từ căn hộ cao cấp rẽ sang bình dân, thậm chí dịch chuyển qua bất động sản nghỉ dưỡng, tạo nên làn sóng đổi khẩu vị đầu tư đa dạng nhất 10 năm qua.

Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền vốn được mệnh danh là ông trùm về thị phần nhà phố, biệt thự thấp tầng xây sẵn tại TP. HCM trong 5 năm qua. Chỉ tính riêng năm 2016, doanh nghiệp bán hơn 500 căn nhà thấp tầng xây sẵn, đa phần có giá trị cao, trung bình trên 3 tỷ đồng mỗi sản phẩm, những biệt thự số lượng hạn chế có giá lên đến cả chục tỷ đồng mỗi căn. Tuy nhiên, chiến lược năm 2017 của đại gia địa ốc này đã bất ngờ bổ sung thị phần mới là chung cư cao tầng có giá 1,1-1,5 tỷ đồng một căn.

Lần đầu lấn sân vào phân khúc mới, doanh nghiệp đã bắt tay cùng Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Hòa Bình để định vị sản phẩm chất lượng cao có giá vừa túi tiền. Phó tổng giám đốc Công ty Khang Điền, Nguyễn Đình Bảo cho biết nguyên nhân doanh nghiệp thay đổi "khẩu vị" đầu tư là nhắm đến 2 mục tiêu cân bằng. Thứ nhất đa dạng hóa sản phẩm. Thứ hai, mở rộng thị phần nhà ở sang phân khúc có giá mềm hơn, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người dân để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bàn giao căn hộ tòa C Golden Silk: Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội nói gì?

Như Reatimes đã phản ánh, thời gian qua, nhiều khách hàng mua căn hộ tại tòa C Golden Silk thuộc Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ (phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty CP Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) làm chủ đầu tư đã nhận được thông báo bàn giao nhà từ chủ đầu tư theo cam kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi đến nhận căn hộ, khách hàng hoàn toàn hụt hẫng và thất vọng vì cơ sở hạ tầng của toà nhà chưa hoàn thiện và không thể vào ở ngay được.

Tòa nhà C Golden Silk ngổn ngang trong thời gian bàn giao nhà. (Ảnh chụp tháng 3/2017).

Tòa nhà C Golden Silk ngổn ngang trong thời gian bàn giao nhà. (Ảnh chụp tháng 3/2017).

Đặc biệt, hệ thống PCCC tòa C Golden Silk chưa được nghiệm thu tổng thể. Điều này đã khiến nhiều cư dân thấy bất an và bức xúc trước việc “chạy” tiến độ của công trình.

Liên quan tới sự việc trên, Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cho biết, sau khi kiểm tra, xác minh, công trình tòa nhà C Golden Silk được Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC số 5418/TD-PCCC-P6 ngày 16/11/2015. Qua nắm bắt thông tin, Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội khẳng định, công trình tòa nhà C Golden Silk chưa nghiệm thu PCCC.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ôm nợ tiền thuế sử dụng đất, dự án Roman Plaza (Hải Phát) rầm rộ bán "lúa non"?

Hải Phát Plaza (tên thương mại Roman Plaza) được quảng cáo là tổ hợp nhà ở khép kín sang trọng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển châu Âu. Dự án có tổng diện tích đất 35.900m2, gồm hai khối nhà 28 tầng (25 tầng nổi và 3 tầng chìm), với 804 căn hộ và duplex. Cùng khu thấp tầng với 39 căn liền kề, 4 căn biệt thự đơn lập và 16 căn biệt thự song lập.

Dự án có quyết định phê duyệt giá vào ngày 28/11/2016. Sau đó, tới ngày 28/12/2016, có thông báo phải nộp tiền sử dụng đất hơn 517 tỷ đồng. Sau thông báo này, Hải Phát đã thu xếp nộp được 50 tỷ đồng. Ba tháng sau, số tiền nợ của Hải Phát vẫn ở mức 467 tỷ đồng. Như vậy, tính đến 26/3, Hải Phát Plaza vẫn nợ hơn 467 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

Trong một cuộc trao đổi với báo chí gần đây, đại diện Hải Phát cho rằng, dự án Hải Phát Plaza có tổng số tiền sử dụng đất là 517 tỷ đồng; trong đó, số tiền giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào dự án là 27 tỷ đồng, số còn lại phải nộp là 490 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 Đại gia địa ốc "gieo" tiền về tỉnh, kỳ vọng "hái" quả to

Khi thị trường BĐS ở các thành phố lớn đang có dấu hiệu bão hòa, các doanh nghiệp bất động sản tìm đường đầu tư vào các tỉnh lẻ. An Giang chỉ là một trong nhiều địa phương lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp địa ốc. Thực tế, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang, Khánh Hòa, Yên Bái, Lào Cai…. là những tỉnh đang có sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn bất động sản lớn như Sungroup, FLC, Geleximco, BIM Group… Đặc biệt, Thanh Hóa, Kiên Giang và Khánh Hòa là 3 địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nhất trong 3 năm trở lại đây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong đó, tại Thanh Hóa, Tập đoàn FLC đã đầu tư tới 5.500 tỷ đồng cho dự án FLC Samson Beach & Golf Resort. Ngoài ra, FLC cũng đang đầu tư hàng loạt dự án khác tại địa phương này như khu nhà ở FLC Complex, dự án phát triển nông nghiệp ở nông trường Lam Sơn với tổng mức đầu tư hiện xấp xỉ 15.000 tỷ đồng.

Còn tại Phú Quốc, số liệu thống kê từ Ban Quản lý khu Kinh tế Phú Quốc cho thấy, tính đến tháng 9/2016 có khoảng 250 dự án đăng ký đầu tư tại huyện đảo Phú Quốc, tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới gần 200.000 tỷ đồng. Trong đó, với khoảng 9.000 tỷ đồng đầu tư, Vingroup đang dẫn đầu danh sách các “ông lớn” tìm đến Phú Quốc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cưỡng chế quỹ bảo trì: Luật có nhưng khó thực hiện

Đại diện Phòng quản lý Nhà - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, mặc dù trên địa bàn thành phố có rất nhiều dự án đang nảy sinh tranh chấp giữa ban quản trị và chủ đầu tư liên quan đến bàn giao quỹ bảo trì. Nhiều ban quản trị chung cư đã gửi đơn kiến nghị các cơ quan chức năng về vấn đề này trong đó có nhiều dự án quy mô lớn quỹ bảo trì lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nguyên nhân là do khi bàn giao quỹ bảo trì, Ban quản trị phải xác định được mô hình hoạt động cụ thế theo mô hình công ty, mô hình Hợp tác xã. Sau đó, phải đăng ký tài khoản, có quy chế hoạt động của Ban quản trị.

Cũng theo vị đại diện này, Luật đã có quy định, khi chủ đầu tư thực hiện việc bán nhà sẽ phải lập tài khoản tại ngân hàng và chuyển số tiền kinh phí bảo trì đã thu của khách hàng vào tài khoản này. Đồng thời, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thông báo với Sở xây dựng về tài khoản đó và số tiền đưa vào tài khoản. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện nghiêm túc việc này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top