Aa

Đất nền Đà Nẵng xoay chiều giảm giá, biệt thự nghỉ dưỡng trầm lắng

Thứ Ba, 30/04/2019 - 14:00

Đất nền Đà Nẵng xoay chiều giảm giá, biệt thự nghỉ dưỡng trầm lắng; Khi chung cư "tuột" khỏi vòng quản lý: “Tiền tỷ” cũng khổ... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Đất nền Đà Nẵng xoay chiều giảm giá, biệt thự nghỉ dưỡng trầm lắng

Gần đây, tại một số xã, huyện tại Đà Nẵng và cả khu vực Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam bỗng dưng diễn ra tình trạng "sốt đất". Theo giới chuyên gia, hiện tượng này là do "cò" thổi giá, một số đối tượng lợi dụng sự sôi động của thị trường BĐS, tung tin thất thiệt như sáp nhập một số xã Điện Bàn vào Đà Nẵng, triển khai dự án hàng trăm tỷ, xây cầu, đường…

Giá đất ở một số khu vực tại trục đường chính khu Tây Bắc bị thổi giá lên tới khoảng 35-40 triệu đồng/m2, tuy nhiên một số sàn BĐS tại Liên Chiểu cho biết hiện nay khu vực này đất nền đang xoay chiều giảm giá sau khi chính quyền địa phương quyết liệt siết chặt lại trận tự, tăng cường kiểm tra, rà soát thị trường đã ổn định trở lại và hạ nhiệt. So với cách đây chỉ chừng 1 tháng, giá đất hạ nhiệt giảm xuống khoảng 15 – 20%.

Tương tự tại một số khu vực thuộc huyện Cẩm Lệ như tại Hoà Hải, Hoà Xuân, những nền đất có giá khoảng 3,5 tỷ đồng giờ rất ít được nhà đầu tư hỏi mua, trong khi trước đây giá đã bị đẩy lên tới 4 tỷ đồng.

Đại diện một số đơn vị đại lý bất động sản, mấy tuần này đất nền tại ven trung tâm Đà Nẵng đã chững lại, trầm lắng hẳn đi. Giao dịch không còn sôi động như trước.

Xem chi tiết tại đây

(Nguồn ảnh: Internet)

(Nguồn ảnh: Internet)

Bất động sản công nghiệp: Niềm tin về khả năng tăng lợi nhuận

Tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019 được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phân tích, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển dần trở thành một trong những địa điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu; Việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; Sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp...

Những yếu tố trên đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài.

Theo báo cáo của CIEM, hiện lợi nhuận trên chi phí khi đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực, chiếm 11 - 12%. Trong khi đó, nếu đầu tư tại Singapore và Thái Lan lợi nhuận chỉ 7 - 8%; tại Malaysia là 9 - 11%; tại Philippines và Indonesia lợi nhuận là 10 - 12%.

Xem chi tiết tại đây

Khi chung cư "tuột" khỏi vòng quản lý: “Tiền tỷ” cũng khổ

Trước câu hỏi về việc ai quản lý, ai chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của tòa nhà thì ai cũng lắc đầu: “Làm gì biết kêu ai, mà kêu thì có ai nghe. Dân chúng tôi tự bảo nhau, tự quản là chính”.

Cụ bà tên Tư nay đã ngoài 80 tuổi, bước chậm rãi từ sảnh chung cư đi ra vườn rau sạch bà trồng, khúc khích bảo: “Đây mỗi nhà một luống sau sạch, của ai tự người nấy trồng, tiện lắm”.

Cả khuôn viên cảnh quan của khu chung cư Thành phố giao lưu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chỗ thì cỏ mọc cao vút, chỗ thì trồng rau, chỗ thì đổ rác, chỗ lại để xe, chiều chiều thậm chí còn có cả… chợ cóc. Theo các hộ dân, tổ quản lý tòa nhà (thuộc công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) chỉ làm nhiệm vụ trông xe, còn công tác khác lại bỏ mặc, cư dân muốn làm gì thì làm.

Bỏ tiền tỷ ra mua nhà, những tưởng sẽ có một cuộc sống an cư, tốt đẹp, bà Bùi Hải Yến (chủ căn hộ 911) cũng không thể ngờ sẽ phải rơi vào tình cảnh này. Mua nhà là mua cả tiện ích nhưng ở khu chung cư này, không những không được hưởng tiện ích, người dân lại còn phải gánh chịu hậu quả từ sự xuống cấp, xấu xí ngày càng nghiêm trọng.

“Gầm cầu thang máy nước chảy vào, toàn phải dùng máy bơm để bơm, dân phải tự góp tiền để sửa chữa nếu không trước nay chỉ có đi bộ. Khuôn viên xung quanh cũng toàn dân bỏ tiền ra trồng hoa, tưới hoa chứ còn Ban quản lý, thành phố chẳng có ai quan tâm, ngó ngàng đến vấn đề đó cả. Trong nhà, chỗ nào dột, chỗ nào nứt, bong tróc đều phải tự tìm thợ đến sửa. Lo được tiền mua nhà, nay còn phải lo tiền sửa nhà”, bà Bùi Hải Yến, phòng 911, tòa nhà CT1A chia sẻ.

Xem chi tiết tại đây

chỉ cho phóng viên tình trạng xuống cấp của tòa nhà.

Cư dân chỉ cho phóng viên tình trạng xuống cấp của tòa nhà.

Giá nhà đất gần đường song hành cao tốc Long Thành tăng nhiệt

Tuyến đường song song với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được UBND TP HCM tổ chức khởi công từ tháng 4/2017, đến nay đã hoàn thành phần lớn khối lượng thi công. Công trình được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

Sau khi hoàn thành tuyến đường song hành, hàng loạt dự án gần trục giao thông này sẽ kết nối thuận tiện ra đường Mai Chí Thọ, về trung tâm quận 1. Tuyến đường cũng được kỳ vọng làm giảm ùn tắc ở nút giao An Phú, đồng thời giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án lân cận, tạo diện mạo mới hiện đại cho quận 2.

Khảo sát của VnExpress, sau 2 năm xây dựng, cuối tháng 4/2019, mức giá nhiều dự án trong khu vực lân cận tuyến đường song hành này đã có dấu hiệu tăng nhiệt. Mức giá nhà ở vị trí mặt tiền đường song hành đang ghi nhận vùng đỉnh 50-70 triệu đồng mỗi m2.

Một dự án quy mô trên 3.000 căn chào bán kéo dài thành nhiều đợt từ 2 năm trước đến này, những căn mới nhất đang đặt cọc giữ chỗ trên 40 triệu đồng mỗi m2 và vẫn rao bán chênh lệch trên thị trường thứ cấp hàng trăm triệu đồng mỗi căn.

Xem chi tiết tại đây

OCB Bank vẫn trắc trở chuyện niêm yết

Lợi nhuận năm 2018 của OCB tăng trưởng cao, kế hoạch kinh doanh năm 2019 tương đối khả quan. Tuy nhiên, việc niêm yết vẫn là thách thức lớn.

Vấn đề mà cổ đông băn khoăn nhất tại Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB Bank) tổ chức mới đây là việc ngân hàng có khả năng đưa cổ phiếu lên sàn kịp trong năm 2019 hay không.

Tại Đại hội cổ đông cách đây một vài ngày, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB cho biết, năm 2018, OCB là một trong các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận hoàn thành chuẩn mực quốc tế Basel II về an toàn vốn.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của OCB năm 2019 là tăng vốn. Dự kiến, ngân hàng sẽ tăng vốn từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Mức vốn điều lệ tăng lên ước chừng hơn 9.083 tỷ đồng (tăng 2.484 tỷ đồng so với 2018).

Theo đó, năm nay, ngoài việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu mức vốn điều lệ tăng thêm hơn 1.299 tỷ đồng, OCB dự kiến phát hành cổ phiếu mới theo hình thức riêng lẻ cho các nhà đầu tư gần 1.185 tỷ đồng.

Đại diện OCB cho biết, ngân hàng đang tìm nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu hỗ trợ tăng năng lực tín dụng, sau đó niêm yết cổ phiếu. Hiện, OCB là ngân hàng còn room nước ngoài.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top