Hà Nội: Sudico "bỏ rơi" khu đô thị Văn La
Khu đô thị Văn La có tổng diện tích 12,29 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Dự án này đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư từ năm 2007. Để làm được dự án này, công ty Sudico phải thực hiện hạ ngầm tuyến đường dây điện 110 KV chạy qua đô thị Văn La.
Tuy nhiên, đã 10 năm trôi qua, công ty Sudico vẫn chưa thực hiện hạ ngầm tuyến đường điện này, trong khi toàn bộ diện tích đất trong đô thị đã được Sudico bán hết cho khách hàng với số tiền huy động lên đến 50-70% giá trị 1 lô đất.
Theo tìm hiểu của PV, tại đại hội cổ đông tháng 4/2016, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch HĐQTSudico đã cho biết về kế hoạch kinh doanh của công ty đối với dự án Văn La rộng 12ha ( Hà Đông - Hà Nội). Năm 2016 Sudico sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của dự án này. Đồng thời, sẽ đầu tư xây móng và phần thân khu biệt thự, liền kề TT2, TT4, TT5 và BT1-BT4; đầu tư xây dựng cọc móng và triển khai xây dựng phần thân cụm chung cư CT3B.
Cũng theo ông Bình, hiện mọi điều kiện về pháp lý đã hoàn thành và Sudico khởi công 2 tòa nhà chung cư trong quý III/2016 và tiến hành việc huy động vốn chung cư CT3B. Đồng thời, chuyển đổi hợp đồng mua bán với khách hàng TT2, BT1-BT4 khi đủ điều kiện.
Tuy nhiên, có mặt thực địa tại dự án thời điểm này, PV chứng kiến cảnh dự án bị bỏ hoang tàn. Các tuyến đường nội bộ hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều khu vực do bị bỏ hoang lâu ngày dẫn đến tình trạng cỏ dại mọc cao ngút đầu người. Bên cạnh đó, 1 phần diện tích được chủ đầu tư tận dụng biến thành bãi đỗ xe tĩnh với sức chứa lên đến cả vài trăm xe ô tô.
Xem chi tiết tại đây.
Khách ngoại ngóng hướng dẫn mua nhà
Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, những tín hiệu khả quan của nền kinh tế và luật pháp đã mang đến một lượng khách hàng đáng kể là Việt kiều, người nước ngoài muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
Cụ thể, theo ông Neil MacGregor, Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2013 đến 2016, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi, với mức tăng trưởng GDP tương ứng là 5,4%, 6,0%, 6,7% và 6,21%. Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế và Luật Đất đai mới được sửa đổi đã dẫn đến nguồn cầu tăng mạnh đến từ những khách mua ngoại quốc mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam.
“Với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam là không nhỏ. Nhưng để hiện thực hóa mong muốn sở hữu bất động sản của những khách hàng này, cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn”, ông Neil MacGregor nói.
Xem chi tiết tại đây.
Doanh nghiệp làm nhà giá rẻ: Đã thành xu hướng nhưng phải... chờ thời!
Trong một buổi Hội thảo về Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ TP. HCM cách đây không lâu, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty địa ốc Hoàng Quân đã chia sẻ với giới báo chí rằng, trở ngại chính mà doanh nghiệp làm nhà giá rẻ gặp phải hiện nay là vấn đề thủ tục.
“Thời gian qua, công ty đã triển khai 18 dự án NƠXH, trong đó có 3 dự án nhà ở công nhân với khoảng 16.500 căn NƠXH và 4.500 căn nhà ở công nhân. Riêng tại TP. HCM có 5 dự án đang triển khai, trong đó 2 dự án đã đi vào hoạt động. Để những dự án này đi vào hoạt động, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đơn cử như 2 dự án NƠXH ở An Phú Tây (huyện Bình Chánh) và ở Bình Trưng Tây (quận 2) của chúng tôi đã có đầy đủ đất đai và thủ tục nhưng 2 năm nay vẫn chưa khởi công được vì thủ tục hành chính”, ông Tuấn than thở.
Cũng giống như ông Trương Anh Tuấn, nỗi niềm chung của các chủ đầu tư nhà ở thương mại giá rẻ, chính là không hiểu tại sao, trong khi các dự án cao cấp có diện tích hàng trăm héc-được phê duyệt rất nhanh thì một dự án xây nhà giá rẻ mấy chục héc-ta lại bị “dãi nắng dầm mưa” từ năm này qua năm khác mà chưa thấy cơ quan chức năng phê duyệt. Thời buổi “tấc đất tấc vàng”, mà phải 4 – 5 năm sau mới thực hiện được một dự án nhà ở giá rẻ, qua thời kinh doanh, doanh nghiệp muốn bán cũng khó.
Xem chi tiết tại đây.
Kẻ ngồi tù, người bỏ trốn vì đầu tư… BĐS
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Trí cho rằng, nhân sâu xa đem đến sự thất bại của một số doanh nghiệp BĐS là do đầu tư trái ngành. “Các công ty mê đắm trong cơn say tìm kiếm cơ hội đầu tư, song lại không dựa trên các năng lực cốt lõi, trong khi đó họ lại chưa xây dựng được một chiến lược cũng như một cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện chiến lược đầu tư lâu dài, còn hội đồng quản trị hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự độc lập trong khi ra quyết định… do đó phần lớn đều gặp thất bại”.
Còn ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực bất động sản nên có những bước đi thận trọng, tìm kiếm đối tác tốt và làm từ dự án quy mô nhỏ.
“Nếu ngay từ đầu đã ôm tham vọng lớn, làm dự án hoành tráng trong khi tiềm lực tài chính không có sẽ phải chịu sức ép đi vay dễ dẫn tới sa lầy do không đảm bảo dòng tiền cũng như khó rút chân khỏi bất động sản” – ông Quang nhận xét.
Xem chi tiết tại đây.
Chung cư Him Lam: Sau thay đổi thiết kế là cho thuê luôn tiện ích?
Theo nhiều người dân đang sinh sống tại chung cư Him Lam cho biết, trong thiết kế ban đầu, cụm chung cư có một khoảng không gian sinh hoạt cộng đồng có tên gọi là khu BBQ. Khu vực này được thể hiện rất rõ tại vị trí số 15 trong thiết kế.
Thiết kế là vậy nhưng mới đây, khu vực này đã biến thành một quán cà phê. Mặt bằng được chủ đầu tư cho thuê để thu tiền.
Xem chi tiết tại đây.
Từ Mường Thanh nghĩ về Chính phủ kiến tạo và thượng tôn pháp luật
Mấy ngày nay, nghe tin Mường Thanh lại sai phạm. Ấy vẫn là sai phạm như “trùng trùng điệp điệp” các sai phạm trải dài từ Bắc vào Nam. Nghe đâu, sau khi báo chí “phanh phui”, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã lên tiếng thông tin doanh nghiệp này đã "hô biến" phần diện tích Tổ hợp khách sạn chung cư cao cấp Sơn Trà từ tầng 2 đến tầng 5 đáng lẽ ra là bãi xe, nhà trẻ thành… 104 căn hộ để bán.
Cái sai của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là điều có thể thông cảm. Nhưng sai đến nỗi “nổi tiếng” vì liên tục được “hợp thức hóa” sai phạm đã khiến người ta phát ngán, “quen thuộc” đến mức nhàm chán.
Đó là công trình khách sạn Mường Thanh không phép xuất hiện sừng sững ngay giữa vị trí trung tâm TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xảy ra năm 2016; Tại Bình Thuận, dự án khách sạn Mường Thanh Mũi Né xây dựng sai phép 3 tầng; Tại TP. HCM, Mường Thanh được Sở Xây dựng TP. HCM cấp phép khoan thăm dò địa chất khu đất ở số 8A Mạc Đĩnh Chi (P.Bến Nghé, Q.1) có thời hạn. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại tổ chức thi công các tầng hầm và sàn tầng 1 khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa đủ điều kiện khởi công công trình.
Xem chi tiết tại đây.
Xây Tháp Thái Bình - Nghĩ về tư duy văn hóa
Mới đây, trả lời báo chí về việc Tỉnh Thái Bình quyết định xây dựng Tháp Biểu tượng với vốn đầu tư gân 300 tỷ bằng nguồn xã hội hóa (?!), Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định, việc Thái Bình xây dựng Tháp không phải để chơi?!... mà đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan… Đây chắc chắn sẽ là công trình tiêu biểu của Tỉnh. Dự án đang hoàn tất thủ tục để khởi công vào quý 3 năm nay.
Như vậy đã rõ, Tháp Thái Bình sẽ được xây dựng bằng quyết tâm chính trị của các nhà Lãnh đạo Tỉnh. Nhưng liệu khi công trình hoành tráng này xây dựng xong đưa vào sử dụng nó có đáp ứng được mục tiêu đề ra như lời ông Chủ tịch?
Với góc nhìn của một KTS, tôi không đi sâu vào phân tích chuyên môn, bởi tôi chưa được may mắn tiếp cận với hồ sơ thiết kế, được trao đổi với tác giả đồ án, tất cả chỉ được xem qua hình vẽ và thông tin về Tháp này trên báo chí, vì vậy chỉ có thể bàn đôi điều dưới góc nhìn văn hóa về kiến trúc Tháp Thái Bình.
Trong lịch sử kiến trúc nhân loại, ngoài các kim tự tháp khổng lồ, thì kiến trúc tháp đã có từ hàng ngàn năm nay. Ban đầu là một loại hình của kiến trúc Phật giáo nguyên thủy, bắt nguồn từ các Stupa, vốn là mộ táng dành cho các tu sỹ khổ hạnh ở Ấn Độ cổ đại. Về sau, khi Phật giáo phát triển bắt đầu từ thế kỷ I, kiến trúc Tháp được biến thể từ hình vòm bán cầu sang chiều cao gồm nhiều tầng (có mái hoặc không có mái), là nơi thờ xá lỵ của Đức Phật Thích Ca Mau Ni, các vị Đại đệ tử, các Thánh nhân của Phật giáo.
Xem chi tiết tại đây.