Phòng cháy chữa cháy trước "ma trận" cao ốc: Vì sao quy hoạch lại "lãng quên"?
Đã nhiều tháng trôi qua nhưng vụ cháy lịch sử cướp đi mạng sống của 13 người, làm 39 người bị thương vào rạng sáng 23/3 tại chung cư Carina Plaza, quận 8, TP.HCM vẫn để lại cho bao nhiêu người sự đau đớn, bàng hoàng và ám ảnh. Bất an, lo sợ là tâm trạng chung của nhiều người dân sống tại các khu chung cư cao tầng trên địa bàn cả nước. Thế nhưng từ bao giờ, chúng ta chỉ nghĩ đến câu chuyện chữa cháy mà quên đi câu chuyện phòng cháy. Những toà cao ốc đua nhau mọc lên và "so kè" về độ cao nhưng lại không đi kèm những tiêu chuẩn khắt khe về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Thiết bị PCCC có hiện đại đến đâu cũng trở nên "bó tay" trước những ma trận cao ốc san sát nhau và rối ren như mạng nhện. Phải chăng pháp luật đang "bỏ quên" quy chuẩn về PCCC khi quy hoạch các toà cao ốc, lỗi này nằm ở đâu?
Cà phê cuối tuần sẽ cùng bàn luận về chủ đề này. Xin giới thiệu các chuyên gia: PGS.TS Phạm Hùng Cường, Trưởng bộ môn Quy hoạch, Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội; Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luận, Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc Nhà Việt; Thượng tá Hoàng Văn Long, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Hà Tĩnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tồn kho condotel ngất ngưởng: "Đường dài mới biết ngựa hay"
Báo cáo thị trường của DKRA cho thấy phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng – condotel đang rơi vào tình trạng ế ẩm, nguồn cung dư thừa trong khi sức tiêu thụ vô cùng ảm đạm. Trong đó, thị trường này có sự phân hóa rõ nét về sức mua ở các chủ đầu tư khác nhau. Cũng theo đơn vị này, quý II năm 2018 lượng cung tiếp tục giảm sút so với quý trước, tỉ lệ tiêu thụ đạt khoảng 47%, bằng 54% so với quý trước.
Tình hình tiêu thụ của thị trường khá ảm đạm., thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel từ Đà Nẵng đến Phú Quốc có lượng tồn kho vọt lên ngất ngưởng.
Phú Quốc và Bà Rịa – Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất thị trường nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39-40%, tương đương mức tồn kho lần lượt là 61-60%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quỹ đất vùng ven "rộng cửa" đón nhà đầu tư
Tại Hà Nội, việc triển khai quy hoạch theo hướng đẩy mạnh đô thị hoá ở các đô thị vệ tinh lên trước. Trong đó, khu đô thị Láng – Hòa Lạc được giới đầu tư chú ý hơn cả vì quy mô lớn nhất trong số 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 600.000 người. Đây chính là bước đệm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để các nhà phát triển bất động sản lên kế hoạch mở rộng kinh doanh các dự án nhà ở.
Đặc biệt sự phát triển của hạ tầng, cảnh quan sẽ đưa bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven thêm nhiều cơ hội cất cánh. Nhất là mới đây Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể Khu du lịch Hồ Hòa Bình đến năm 2030. Đến năm 2020 khu du lịch Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Sắp tới đây, hàng loạt những ưu đãi sẽ được dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho tuyến đường từ Hà Nội dẫn đến khu vực phía Tây Hà Nội. Theo đó, Đại lộ Thăng Long sẽ được mở rộng và kéo dài đến thành phố Hòa Bình. Quốc lộ 6, nối từ trung tâm Hà Nội cũng sẽ được mở rộng đến 8 làn đường xe chạy.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nghỉ dưỡng núi: "Cơn gió lạ"
Theo thống kê từ cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, lượng du khách đến Sapa năm 2020 dự kiến đạt 4 triệu người và tăng lên 8 triệu người vào năm 2030.
Ngoài ra còn hàng loạt những vùng đất với tiềm năng du lịch núi đang trở thành tâm điểm hút khách du lịch trong vài năm trở lại đây như Tam Đảo (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Tràng An (Ninh Bình)....
Tại Đà Lạt, thiên đường nghỉ dưỡng ở phía Nam, lượng khách du lịch cũng tăng cao kỷ lục.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng, năm 2017, lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đột biến so với 2016, tăng 7,8%. Tính đến giữa tháng 11/2017, Đà Lạt đã đón 5.850.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm 2018, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây đạt khoảng 3,38 triệu lượt, tăng 9,6% so cùng kỳ 2017. Trong đó, lượng du khách quốc tế hơn 245 nghìn lượt, tăng 19,8%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Ông trùm môi giới dự án” Phan Xuân Cần bật mí về khẩu vị của các “cá mập” trên thương trường M&A địa ốc
Sau thời kỳ khủng hoảng từ 2011- 2013, kinh tế Việt Nam dần đi vào ổn định, thị trường BĐS phát triển mạnh kể từ 2014 đến nay đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc …đổ một lượng vốn lớn vào thị trường thông qua các hình thức hợp tác đầu tư mua lại dự án, mua tài sản, mua công ty sở hữu dự án….
Trong giai đoạn này, hầu hết các đại gia, "ông lớn" bất động sản đều thực hiện chiến lược mở rộng quỹ đất thông qua các thương vụ M&A trong thời gian gần đây, họ được xem là "cá mập" trên thị trường.