M&A bất động sản bùng nổ với nhiều thương vụ khủng
Một báo cáo của JLL Việt Nam, trong năm 2018, thị trường bất động sản ghi nhận những thương vụ lớn có sự tham gia rầm rộ của các quỹ đầu tư nước ngoài. Theo nhận định, 2019 sẽ tiếp tục là năm bùng nổ của các thương vụ M&A.
Nhìn vào tổng quan thị trường, JLL kỳ vọng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc tài sản, bao gồm công nghiệp và các lĩnh vực lựa chọn thay thế như giáo dục... Thị trường công nghiệp sẽ là ngành nóng nhất trong năm 2019, được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và tác động tích cực từ các hiệp định thương mại CPTPP/EU.
Năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thể hiện sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam. Quá trình phê duyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến những dự án phát triển mới do đó việc tìm nguồn cung ‘sạch’ và minh bạch sẵn sàng để đầu tư sẽ là một thách thức cho các nhà phát triển và đầu tư trong năm tới. Tuy nhiên, việc cải cách quy định sẽ giúp cải thiện tính minh bạch, khiến thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản năm 2019: Tác động từ 5 xu hướng chính
Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ 5 xu hướng chính. Thứ nhất, thị trường sẽ chứng kiến sự chuyển đổi sang mô hình phát triển dự án căn hộ một cách bền vững hơn. Tức là xu hướng chuyển dịch từ dòng căn hộ cao cấp sang căn hộ dành cho người thu nhập trung bình và thấp, hay nhà ở xã hội. Các nhà phát triển bất động sản đang tập trung nhiều vào nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình. Đây là phân khúc có nhu cầu thực về căn hộ.
Dẫn chứng rõ nhất là tại TP.HCM, hiện chỉ có 17 căn hộ/1.000 dân. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác cùng khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, giá bán căn hộ/thu nhập trung bình vẫn còn khá thấp.
Nếu tỷ lệ này cao thì chúng ta nên đầu tư vào các căn hộ cao cấp, còn nếu thấp thì chúng ta nên tập trung vào thị trường nhà ở đại chúng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh nhưng… đã đủ?
Theo thống kê của cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến cuối năm 2018, lĩnh vực bất động sản đã thu hút gần 6,6 tỷ đô la Mỹ vốn FDI, tăng gấp đôi so với năm trước. Theo đó, bất động sản chỉ xếp thứ 2 sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cũng theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, FDI vào bất động sản đứng thứ nhất tại Hà Nội và đứng thứ hai tại TP.HCM. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản luôn đứng ở vị trí Top 3.
Trước bối cảnh, nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị hạn chế từ tín dụng ngân hàng trong nước, dòng chảy FDI đang được đánh giá là phương án hỗ trợ kịp thời và đắt giá cho các chủ đầu tư phát triển dự án. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, vốn FDI không chỉ trở thành nguồn vốn hỗ trợ, bổ sung cho lĩnh vực bất động sản mà còn tạo ra nhiều cơ hội và giá trị cho các doanh nghiệp địa ốc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ tịch FLC: Thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP Việt Nam 2019
"Một cách lạc quan, tôi nghĩ những hiệu ứng cộng hưởng từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ - Triều thậm chí còn có thể cộng thêm 0,2 - 0,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019", Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết đưa ra dự báo trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày 27 - 28/2.
Có cùng đánh giá với TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), người đứng đầu FLC nhìn nhận, đây "thực sự là một cơ hội vàng cho ngành du lịch Việt Nam tiếp tục cất cánh trong năm 2019".
"Nếu tận dụng tốt cơ hội này, không những chúng ta vừa khiến hình ảnh đất nước đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế, vừa thúc đẩy mạnh mẽ du lịch và các dịch vụ liên quan, mà còn tạo thêm lực đẩy cho thu hút đầu tư nước ngoài", ông Quyết viết trên trang Facebook cá nhân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều dự án tại Đà Nẵng “dừng hình” vì bị hạ độ cao
Hơn một năm nay, từ khi Đà Nẵng chủ trương tạm dừng cấp phép các dự án xây dựng cao tầng ở hai quận trung tâm Hải Châu và Thanh Khê, mật độ xây dựng các công trình cao tầng đã giảm đi thấy rõ. Rất ít dự án được cấp mới, trong khi các dự án đã cấp phép từ trước phải tạm dừng để chờ những động thái từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Điển hình là Dự án condotel The Sunrise Plaza, do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình 533 đầu tư, toạ lạc tại số 77 - đường Nguyễn Du, quận Hải Châu. Quy mô dự án cao 23 tầng nổi, 2 tầng hầm. Việc xây dựng phải dừng lại để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với chủ trương chung của Thành phố.
“Hơn một năm nay, dự án phải án binh bất động. Chúng tôi sốt ruột và rối bời vì phải điều chỉnh thiết kế như chiều cao, công năng và mục đích sử dụng…”, ông Vũ Gia Hưng, Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng công trình 533 chia sẻ.