Aa

M&A Việt Nam 2025: Nhận định xu hướng, cơ hội và thách thức

Thứ Tư, 23/10/2024 - 10:00

Những năm gần đây, các quỹ đầu tư tư nhân đã tiếp quản các doanh nghiệp lâu đời, quy mô lớn và dẫn dắt thị trường trong mảng kinh doanh đặc thù, họ cung cấp vốn tăng trưởng, công nghệ, trình độ quản trị và mở rộng hoạt động. Xu hướng này dự kiến tiếp tục khi ngày càng nhiều nhà đầu tư đến từ “khối ngoại” nhận ra những cơ hội tiềm năng tại thị trường Việt Nam.

Chiến lược ESG vẫn được ưu tiên. ESG ưu tiên tăng trưởng xanh, bao gồm chuyển đổi năng lượng, khử cacbon, nền kinh tế tuần hoàn và tác động xã hội… ESG ưu tiên gia tăng số hóa trong các lĩnh vực khác nhau, các Doanh nghiệp tại Việt Nam nắm bắt công nghệ và số hóa (tiếp cận AL, Fintech và các công nghệ mới nổi khác). Những doanh nghiệp này đang trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các thương vụ M&A.

M&A Việt Nam 2025: Nhận định xu hướng, cơ hội và thách thức- Ảnh 1.

Ông Lưu Quang Vũ – Chủ tịch M&A PARTNERS - Trưởng Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM

Theo chia sẻ của ông Lưu Quang Vũ – Chủ tịch M&A PARTNERS – Trưởng Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM (Cộng đồng chuyên biệt về Mua bán và Sáp nhập lớn nhất tại Việt Nam, đang định hướng thành lập Hiệp hội ): "Chúng tôi cũng nhận được nhiều "đơn đặt hàng" mà nhà đầu tư sẽ nhắm tới những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định, lâu dài như nông nghiệp, thực phẩm, với nền tảng cơ bản của nền kinh tế-sản xuất và phân phối thực phẩm. 

Nhà đầu tư cũng muốn "chốt" thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ (bất động sản đặc biệt là bất động sản công nghiệp, xây dựng hạ tầng, logictic) hay các Doanh nghiệp về Y tế và chăm sóc sức khỏe. Theo một chiều hướng khác, xu hướng M&A trong lĩnh vực giáo dục đang diễn ra sôi động. Liên tục là các công bố như: Công ty Du lịch Vietravel tuyên bố sở hữu 66% cổ phần của Trường Cao đẳng Quốc tế Kent, Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục Hutech mua lại Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), Công ty CP Phát triển Hùng Hậu mua lại Đại học Văn Hiến… cùng nhiều thương vụ chưa được công bố khác."

Những dấu hiệu trên cho thấy thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính.

Nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, nhưng không có nghĩa là tất cả các nền kinh tế khác cũng vậy, điểm sáng thuộc các nước vùng Vịnh, khi khu vực này đang tận hưởng thu nhập cao từ giá dầu, họ đang có rất nhiều tiền và sẵn sàng đầu tư.

Thị trường IPO ở khu vực Đông Nam Á cũng đang được kỳ vọng cao. Mặc dù định giá các công ty tại Việt Nam hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ, nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và khả năng chứng minh lợi nhuận sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tốt nhất và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu.

Năm 2025, thị trường M&A tại Việt Nam sẽ có nhiều thách thức do xu hướng cẩn trọng hơn trong việc xác định các giao dịch và tài sản có thể mang lại tài sản, giá trị cho Nhà đầu tư theo hướng chiến lược hơn, chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận về mặt tài chính trước mắt. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam, các Nhà đầu tư cũng như các đơn vị, tổ chức tư vấn đang tham gia vào thị trưởng M&A./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top