Đầu tư condotel: “Nếu tôi là dân, tôi cũng lo ngại”
Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng Quản lý BĐS (Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng) tại Tọa đàm trực tuyến “Thị trường condotel & Nỗi lo thừa cung?” diễn ra tại Hà Nội chiều 10/8.
Theo ông Thường, condotel là một loại hình BĐS mới, chưa có các quy định pháp luật cụ thể. Nếu đúng như trước kia, chúng là loại khách sạn cho thuê, nhưng do các nhà đầu tư muốn chia sẻ lợi nhuận, huy động vốn trong dân nên sinh ra chuyện mua bán.
“Luật Kinh doanh BĐS đã có quy định đối với các công trình hỗn hợp, diện tích nào được bán và được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, khi sang bên phía Tài nguyên & Môi trường thì lại vướng chuyện sử dụng đất. Luật Đất đai quy định chỉ có 2 loại đất: sử dụng lâu dài và sử dụng có thời hạn. Tôi đã từng nói, tôi chưa nhìn thấy sổ đỏ nào của condotel, còn ai có cái gì thì cho tôi mượn. Song Chủ tịch HoREA lại nói một số địa phương có, lẽ nào đó là sáng tạo của địa phương chăng? Chúng tôi cũng muốn biết các địa phương làm như thế nào”, ông Thường nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chợ BĐS lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam
Ngày 15/8 tới, Công Ty TNHH An Quý Hưng Land sẽ chính thức khai trương Chợ Bất Động Sản tại Tầng 1 Tòa Nhà 25T2, phố Nguyễn Thị Thập, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trên diện tích mặt sàn 1000m2, chợ BĐS được đầu tư trên 20 phòng làm việc riêng biệt, sàn café, phòng hội thảo, ngân hàng, phòng Công chứng, tư vấn pháp lý, phòng Quy hoạch thiết kế xây dựng…cùng 5 màn hình lớn (1500 inch) để quảng cáo, giới thiệu dự án tới khách hàng.
Chợ BĐS-AQHL cung cấp miễn phí mặt bằng văn phòng làm việc cho khách hàng (không bao gồm chi phí vận hành), miễn phí quảng cáo trên 5 màn hình lớn tại sảnh; miễn phí trưng bày tờ rơi, Catalogue dự án BĐS...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nên đánh thuế theo số m2 thay vì đánh thuế căn nhà thứ 2?
Đó là gợi ý của những người trong ngành ngay sau khi Bộ Tài chính có báo cáo chuyên đề về việc đánh thuế căn nhà thứ 2 trở đi.
Trước đây, trong quá trình xây dựng Luật Thuế nhà đất, Bộ Tài chính đã từng đưa ra 3 phương án đánh thuế nhà ở.
Theo đó, phương án 1 là chỉ thu đối với nhà thứ hai trở lên theo thuế tuyệt đối. Nhà dưới hai tầng không thu thuế, nhà từ hai tầng trở lên có mức thu là 2.000 đồng/m2/năm. Nhà cấp 3 và chung cư thu 1.000 - 4.000 đồng/m2/năm.
Phương án 2 là thu theo giá trị nhà, phần giá trị trên 1 tỷ đồng mới chịu thuế 0,03%.
Phương án 3 là thu thuế phần diện tích nhà trên 200 m2. Nhà cấp 4 không thu thuế, còn nhà hai tầng trở lên thì thu 2.000 - 4.000 đồng/m2/năm. Với nhà chung cư thì thu từ 1.000 - 3.000 đồng/m2/năm tùy loại nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sống ở chung cư: “Tình làng, nghĩa xóm” vẫn nảy nở trong cao ốc
Bên cạnh những phiền lòng về cuộc sống ở chung cư thì sự gắn kết “tình làng, nghĩa xóm” cũng đang lan tỏa tại nhiều chung cư như việc thành lập được hội đồng hương, hội người cao tuổi, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ bóng bàn… để tiện cho sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ, văn hóa sinh hoạt truyền thống của người Việt từ ngàn đời luôn đề cao sự tương tác, chia sẻ, gặp gỡ giữa từng cộng đồng làng xóm.
Ở chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông), hầu như vào mỗi cuối tuần, nhiều gia đình lại cùng nhau tổ chức các chuyến dã ngoại. Địa điểm được chọn thường là vườn quốc gia, khu cắm trại ngoại thành hoặc các công viên để kết nối nhiều gia đình với nhau.
Chị Tạ Bích Huế cư dân sinh sống tại tòa nhà chia sẻ: “Nhiều người dân sống trong chung cư đều là dân văn phòng, người làm nhà nước nên thường sáng đi tối về. Mới đầu dọn về chung cư cũng không ai biết mặt nhau, nếu mở cửa thấy hàng xóm thì cũng không nói với nhau được quá ba câu. Sau khi có ban quản trị rồi thành lập nhóm trên mạng xã hội cùng kêu gọi mọi người tổ chức các vui chơi cho trẻ em trong tòa nhà, từ e ngại rồi cũng dần thành thân quen với nhau”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vụ chung cư CT3 Lê Đức Thọ: Phó Chủ tịch quận Nam Từ Liêm lên tiếng
Xung quanh vụ tranh chấp quyền quản trị chung cư CT3 Lê Đức Thọ, sau phản ánh của người dân về việc Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Trọng Lượng ra văn bản trái luật, trao đổi với Reatimes sáng 11/8, ông Nguyễn Trọng Lượng giải thích: “Bây giờ chưa phân định với nhau xong nên tôi yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để phân định xong rồi làm gì thì hãng làm. Bây giờ chưa phân định rõ phần nào chung, phần nào riêng mà cứ tranh nhau nhảy vào quản lý thì rất phức tạp.
Do đó, tôi yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để các bên có bàn bạc, xử lý phân chia xong thì hãy bàn đến quản lý chứ chưa phân chia diện tích xong thì quản lý cái gì?”.
Trước viện dẫn của đại diện Ban quản trị chung cư về việc theo quy định của luật, mỗi chung cư chỉ có một Ban quản trị nhưng tại CT3 đang tồn tại hai đơn vị quản trị khác nhau, điều này là không đúng quy định, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho rằng: “Bây giờ quan trọng phải phân chia đã xong mới thành lập Ban quản lý, chứ chưa phân chia xong thì thành lập cái gì?”