Nhà đầu tư nước ngoài đang nản lòng vì thủ tục phê duyệt dự án bất động sản tại Việt Nam?
“Nếu thủ tục phê duyệt tiếp tục kéo dài, không có giải pháp trong thời gian dài thì chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam, trừ bất động sản công nghiệp”, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhấn mạnh.
Vị Tổng giám đốc đơn vị nghiên cứu này cho biết, việc khó khăn về thủ tục giấy phép dự án bất động sản kéo dài đã khiến các NĐT nước ngoài đều than phiền là “nản lòng” khi đầu tư vào bất động sản Việt Nam.
“Chúng tôi tiếp xúc thường xuyên với NĐT nước ngoài và đa số họ cảm thấy nản lòng vì chờ đợi thủ tục pháp lý dự án tại Việt Nam”, ông Stephen Wyatt cho biết.
Với tình hình như hiện nay khi mà thủ tục phê duyệt dự án chậm và kỹ càng thì NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất khó để xin được giấy phép. Bản thân các chủ đầu tư trong nước cũng gặp khó khăn. “Tôi nghĩ cơ quan nhà nước đã nhìn thấy tình hình này nhưng có thể chưa giải ngay lập tức được”, ông Stephen Wyatt cho hay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tăng cường công tác quản lý để đảm bảo ổn định thị trường bất động sản
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thực hiện một số giải pháp nhằm đảm bảo ổn định thị trường bất động sản.
Thời gian vừa qua, thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... và đạt được một số kết quả nhất định. Theo đó, thị trường bất động sản đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội của các địa phương.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Gần đây, tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan còn xảy ra tại một số địa phương.
Cụ thể, tình trạng doanh nghiệp triển khai việc chuyển nhượng đất đai, thực hiện quy hoạch và dự án kinh doanh bất động sản trái quy định; thực hiện các dự án phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý, gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao đất quận, huyện ven Hà Nội vẫn là "miếng phô mai" của nhà đầu tư?
Theo báo cáo mới đây của trang batdongsan.com.vn, tại Hà Nội, trong vòng 3 năm, giá nhà đất thổ cư tại các quận vùng ven tăng mạnh hơn các quận trung tâm.
Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2018, giá nhà phố tại 5 quận trung tâm gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy tăng từ 7-17%. Trong khi đó ở quận, huyện ngoài trung tâm gồm Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh giá nhà phố tăng từ 19-64%.
Theo số liệu của trang thông tin này, trong các quận, huyện vùng ven, Hà Đông có giá nhà đất cao nhất (khoảng 105 triệu đồng mỗi m2). Tại Gia Lâm, con số này hiện cũng đạt ngưỡng xấp xỉ 60 triệu đồng mỗi m2, so với mức 35 triệu đồng của năm 2015.
Giá nhà mặt phố tại các quận thường đắt hơn nhà riêng, thổ cư trong ngõ từ 1,5 đến 2,5 lần. Mức độ tăng giá của nhà riêng thổ cư trong các con ngõ, ngách tại các quận trung tâm cũng thua xa vùng ven. Cụ thể, nhà đất ở ngõ, ngách tại quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ có giá tăng 1-7% trong 3 năm, dao động từ 100 triệu đến 120 triệu đồng mỗi m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
M&A: Con đường sở hữu quỹ đất của doanh nghiệp địa ốc
Thị trường bất động sản kể từ năm 2014 đã có sự chuyển dịch đáng kể. Với sự gia nhập của hàng loạt các doanh nghiệp địa ốc, cuộc tranh giành và tìm kiếm những quỹ đất đẹp ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt.
Năm 2019, hàng loạt các tập đoàn lớn như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Thủ Đức House, LDG Group, Phú Long… đều tuyên bố chiến lược sẽ ưu tiên săn quỹ đất đẹp để phát triển dự án ở các thị trường tỉnh quen thuộc như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết. Bên cạnh đó, các khu vực mới như Cần Thơ, Bà Rịa, Ninh Thuận, Phú Quốc, Cam Ranh, Đà Lạt và Quãng Ngãi… cũng được chú trọng khai phá.
Giới quan sát cho rằng, khi TP.HCM và Hà Nội đã khan hiếm quỹ đất thì xu hướng tìm kiếm và sở hữu được quỹ đất lớn, vị trí đẹp đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các hướng đi mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ưu đãi để phát triển nhà ở giá rẻ “xanh"
Dự báo đến năm 2020, dân số thành thị sẽ lên đến 46 triệu người, tương đương khoảng 45% dân số cả nước. Ước tính trong vòng 10 năm tới, tổng nhu cầu nhà mới trong phân khúc nhà giá thấp và trung bình có thể lên đến 5,1 triệu căn.
Tuy nhiên, đa phần các dự án chung cư xanh hiện nay đều thuộc phân khúc bất động sản cao cấp, dành cho người có thu nhập cao. Còn nhà ở giá thấp và trung bình chưa được quan tâm ứng dụng các thiết kế xanh, công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng. Thậm chí để cắt giảm chi phí, các dự án này còn bị cắt xén các diện tích công cộng, không gian xanh, trong khi đây lại là phân khúc có số người sử dụng nhiều nhất, tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Một trong những lý do khiến nhà ở giá rẻ - xanh đang rất hiếm trên thị trường là do chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận thấp khiến nhiều chủ đầu tư e ngại.