Aa

Quà quê

Thứ Hai, 17/09/2018 - 06:00

Tôi giờ nấu ăn cũng... được, viết về... ăn cũng được. Viết hơn chục bài báo và hàng trăm tút trên facebook về... nấu ăn và ăn, được khen ngùn ngụt. Tuy vậy, người nấu ăn ngon nhất đối với tôi cho đến bây giờ, tinh tế và khổ ải, chắt chiu và hào phóng, khuôn mẫu và sáng tạo... là mẹ tôi. Tôi là người hay để ý, từ nhỏ ấy, là cái gì vào tay mẹ, nó đều thành đặc sản...

Hồi nhỏ, mỗi khi nhà tôi mua gạo phiếu về, thể nào cũng có mấy bác hàng xóm sang... đổi. Chả là nhà tôi sơ tán về nông thôn, gạo phiếu là loại gạo hẩm, khi nấu, nở bung bét, một bò/lon được gấp rưỡi, trong khi, gạo quê mới gặt về, có bao nhiêu nấu được bấy nhiêu, thậm chí còn ngót nữa.

Ấn tượng gạo quê ngon nức nở trong tôi từ ngày ấy. Mở vung nồi ra, trắng ngần, thơm phức, dẻo qoèo qoẹo. Còn gạo phiếu, rời rạc, nở bung và hôi mùi mọt, mùi bao tải sợi đay. Những cú đổi hai bên cùng có lợi, bởi các bác hàng xóm đông con, cơm bao nhiêu cũng xong, cứ gạo mới không nở mà xơi thì có mà lúa đụn cũng hết. Là nghe các bác nói thế khi sang nhà tôi đổi gạo. Còn nhà tôi, cái thời bao cấp gạo phiếu ấy, có gạo mới giữa mùa mà ăn là thiên đường, dù không phải bao giờ mẹ tôi cũng đổi, bởi cũng phải phòng thân một ít gạo hẩm cho những ngày giáp hạt...

Rồi sau đấy là chiến dịch về quê mua quà quê. Bất cứ cái gì của quê cũng quý. Ban đầu là người nhà gửi ra, sau thì đổi. Những chuyến xe đạp, xe máy nghìn nghịt quà quê: gạo gà mắm muối cá tôm... nhất là vào dịp Tết, có những cơ quan phân công hẳn một cán bộ tháo vát về quê... ngoại giao, điều xe ô tô cho đi chở về nữa, rồi bày ra sân cơ quan chia nhau như... ở quê.

Nhiều lúc tôi lẩn mẩn nghĩ: Ơ cái quái gì thuộc về lương thực thực phẩm mà lại chả từ quê?

Chợ quê.

Chợ quê.

Ấy nhưng lại không phải thế. Thời bao cấp sau đấy, người ta đã kịp... quê hóa phố, bằng cách nuôi lợn gà ở bất cứ chỗ nào có thể, trồng rau ở bất cứ nơi đâu cũng có thể, trên phố, tất nhiên. Một cuộc chuyển ngôi ngoạn mục, đến mức có giai thoại lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương trong nhà tập thể.

Nhưng quê vẫn là thành trì vĩ đại của... phố, bởi nghĩ cho cùng, nuôi sắp sảnh con lợn con gà trong góc nhà tập thể, ở cái hẻm đường đi che tạm bên hông chúng cư, xới tí bê tông góc sân lên dí vào cọng lang, cây rau ngót vẫn là cái gì đấy tạm bợ, qua ngày. Hậu phương vĩ đại, nơi cung cấp vĩ đại cho phố vẫn là quê, nơi bò tung tăng, lợn nhung nhúc, gà hàng đàn ngủ cây, cá bơi đặc ao, rau miên man xanh, ngút mắt xanh, mườn mượt xanh...

Nhưng, lại nhưng, giờ, lại bây giờ, dân phố lại thành những người nông dân vĩ đại. Họ không tin quà quê nữa, trừ của chính nhà mình gửi lên, chứ không gửi tiền về mua. Họ tận dụng thùng xốp trồng rau trên sân thượng. Họ ứng dụng công nghệ vào trồng rau thủy canh không cần đất, họ mua máy về làm giá... chỉ vì họ nghe, và biết, những người dân quê có khi trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng, nuôi gà 2 đàn... Niềm tin của họ bị vỡ, kể cả trong các siêu thị luôn cam kết rau sạch thực phẩm sạch...

Tôi giờ nấu ăn cũng... được, viết về... ăn cũng được. Viết hơn chục bài báo và hàng trăm tút trên facebook về... nấu ăn và ăn, được khen ngùn ngụt.  Tuy vậy, người nấu ăn ngon nhất đối với tôi cho đến bây giờ, tinh tế và khổ ải, chắt chiu và hào phóng, khuôn mẫu và sáng tạo... là mẹ tôi. Tôi là người hay để ý, từ nhỏ ấy, là cái gì vào tay mẹ, nó đều thành đặc sản, từ lạng sườn mẹ băm nhỏ rang muối ăn dần đến cả nửa tháng, về cuối nó lên mùi dầu vì rang đi rang lại nhiều lần quá, đến nồi thịt lợn kho xong... để đấy, mỗi bữa ăn múc ra đúng... 4 miếng, chưng mắm tép, mỗi ông con 2 miếng thịt cho cả bữa, mẹ ăn mắm tép chấm rau. Mà hồi ấy mẹ là phó giám đốc nhà máy Diêm Thanh Hóa rồi. Ngoài ra từ con nhộng, con ếch, con cua, con cá lòng tong, con tép riu (mẹ làm mắm tép cực ngon), dọc mùng, rau ngót, rau lang, rau muống, củ, cả cái dải của nó nữa, cây khoai ngứa, vân vân... qua tay mẹ đều là đặc sản, đều dậy lên mùi cơm Việt. Lạ nhất là có những món mẹ chưa từng ăn, nhưng có nguyên liệu là nấu được ngay. Mà hồi ấy nấu ăn khổ lắm, mỡ là thứ xa xỉ, đổ vào cái chai, nó đông cứng lại mùa đông, lễnh lãng mùa hè. Mỗi khi nấu mẹ chỉ thò cái đũa vào rồi rút ra, đủ quẹt tí ở đít chảo. Mì chính thì đúng là... mì chính thời bao cấp dù nhà lúc nào cũng có những thứ ấy, nhưng được bảo vệ chặt chẽ hơn bảo vệ... ông tượng đứng trên bệ bây giờ. Gia vị mẹ cho phép dùng thoải mái nhất là... mẻ, mắm tôm và muối. Nước mắm mua về là mất cả buổi trưa nấu lại, cho mấy viên B1 vào, chả biết ai bảo thế nó sẽ ngon và để được lâu hơn. Nước mắm hồi ấy đã rất lễnh loãng rồi, rất... nước gạo rang rồi, nhưng lái xe chở nước mắm còn bán bớt rồi múc nước đổ vào, đến tay người dùng (mua bằng phiếu) phải mấy đận chêm nước như thế. Có hồi tôi về, xào rau muống, múc cả thìa mỡ lẫn tóp, mẹ bảo, có nhiều mỡ thế thì mẹ xào... sỏi cũng ngon...

Sau này, khi có của ăn của để rồi, về nấu cho mẹ ăn, mẹ vẫn rên lên: Vén tay áo xô đốt nhà táng giấy. Ăn thế để mà phá nhà à? Đưa mẹ đi ăn, bà chép miệng: Chúng tôi ăn cơm niêu nước lọ, khổ quá đi làm cách mạng, giờ giao cho các anh, mà rồi lại vẫn... nước lọ cơm niêu, chết thật, cứ thế này rồi thì rồi đất nước đi đâu về đâu. Hôm ấy anh em tôi đưa bà đi ăn cơm niêu, cá đồng kho tương, rau muống xào tỏi, uống bia và bà uống nước suối. Toàn món ngày xưa bà ra vườn tí là ăn nhòe, giờ lúc tính tiền, cu em phải len lén trả không bà nhìn thấy còn tăng xông nữa...

Tôi đang ở xứ sầu riêng, mà từ đầu mùa tới nay chưa được ăn múi nào dù rất thèm. Là bởi, lang thang xuống làng, gặp những người trực tiếp trồng sầu riêng, họ bảo họ cũng chả dám ăn. Ngày xưa, đợi sầu riêng chín rồi tự rụng, chủ vườn sáng sáng ra nhặt vào, để thêm 2 ngày là vừa ăn. Giờ thương lái vào mua cả vườn, rồi họ hái đại trà, quả xanh, quả... chưa chín, rồi... làm gì đấy, mà nó chín đều. Thậm chí, cưa cả cành sầu riêng lúc lỉu, ủ thế nào đấy, một hai hôm là nó rụng như rụng tự nhiên... nghe kể thế, thấy quà quê tự nhiên nhạt hoẹt.

Nhưng nói thế thôi, vẫn có những phía quê luôn khiến ta đau đáu nhớ về, tìm về và thao thiết muốn về...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top