Aa

Thành phố thông minh phải gắn liền với thân thiện

Thứ Tư, 15/08/2018 - 05:40

Tại Hội thảo "Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và triển vọng" vừa diễn ra tại TP.HCM, một số nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mong muốn cùng TP.HCM xây dựng thị trường bất động sản, đô thị thông minh, trong đó bước đầu là những cam kết xây dựng các tòa nhà thông minh. Những bước đi khởi đầu nhỏ như thế này là sự chuẩn bị, góp sức cần thiết để biến một đề án lớn thành hiện thực.

Thông tin từ Sở Xây Dựng TP.HCM, hiện thành phố đã ban hành đề án phát triển thị trường bất động sản tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung chính của đề án này tập trung phần lớn vào mục tiêu phát triển thị trường bất động sản theo hướng phát triển đô thị thông minh.

Ông Phan Trường Sơn - Trưởng phòng Quản lý xây dựng, Sở Xây Dựng TP.HCM nói: "Các công trình bất động sản tại thành phố sẽ phát triển theo hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số thông quan, Internet… trong bất động sản, phát triển đô thị hay các công trình, nhà ở".

Mô hình thành phố thông minh đang được hướng đến hiện nay.

Mô hình thành phố thông minh đang được hướng đến hiện nay.

Mục tiêu được đặt ra là giải quyết các vấn đề của thành phố như: dân số tăng nhanh; kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững; công tác dự báo, quy hoạch và điều hành còn bất cập; y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, hành chính công... phục vụ người dân chưa tốt. TP.HCM cũng đã có những chuẩn bị về cơ sở hạ tầng như các tuyến đường Metro, các tuyến giao thông vành đai chính, các tuyến đường kết nối ra các tỉnh thành ven thành phố… nhằm đáp ứng nhu cầu của một siêu đô thị trong tương lai với dân số ước tính trên 10 triệu dân.

Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; học sinh có thể học tại trường chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, tỷ lệ tội phạm thấp, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng...

Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới: kết nối Internet băng thông rộng; các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp; các cơ hội để được học hành, trau dồi kỹ năng, kiến thức; chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

Thành phố thông minh cũng giúp chính quyền sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tối ưu, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và đảm bảo lợi ích cho các thế hệ tương lai.

Nhà đầu tư ngoại đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có tầm nhìn rất tốt khi để TP.HCM thông qua đề án thành phố thông minh vì đây là xu hướng chung trên thế giới. Thời điểm này cũng là cơ hội để TP.HCM học hỏi nhiều bài học kinh nghiệm từ các mô hình tiên tiến.

Thành phố thông minh phải đi liền với các công trình xanh thân thiện với môi trường.

Thành phố thông minh phải đi liền với các công trình có kiến trúc xanh thân thiện môi trường.

Ông Zoey Zhou - phó Chủ tịch Tập đoàn kiến trúc Arcplus chia sẻ: "Theo tôi điều khó khăn nhất trong phát triển thành phố thông minh là tìm kiếm tài năng vì các bạn có thể có được những chuyên gia trên thế giới nhưng con người ở nước sở tại mới là những nhân tố quan trọng nhất. Qua đánh giá ban đầu với cơ sở hạ tầng, con người thì Việt Nam cần có thời gian để tiếp tục phát triển.

Với tốc phát triển mạnh của khoa hoạc công nghệ đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, tác động rõ rệt nhất là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với tính năng có thể thay thế con người, phát triển và quy hoạch đô thị không nằm ngoài guồng quay đó, việc học hỏi các mô hình thành công trên thế giới giúp sẽ giúp các bạn có kiến thức và kinh nghiệm về thành phố thông minh. Mỗi một nước có điều kiện khác nhau nên việc phát triển cũng có thể khác nhau, từ đó sẽ tìm ra được chiến lược phát triển riêng cho mình", ông Zoey Zhou nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top