Aa

Tranh vui và tranh đả kích

Thứ Năm, 07/02/2019 - 06:00

Táo Quân là chương trình đả kích những cái xấu đã xảy ra trong cuộc sống xã hội. Vì vậy nó là tranh đả kích nhiều hơn. Việc đặt một doanh nhân có thật, không hề có hành vi nào gây hại cho xã hội vào chương trình đó là không ổn. Sai về chọn chất liệu cho thể loại...

Những người làm Táo Quân có thể nghĩ rằng hình ảnh Bắc Đẩu giống doanh nhân không hề có gì ác ý. Tiếp nữa: Nó chỉ là một chi tiết cười trong một chương trình hài. Một hình ảnh vui gây cười trong một chương trình muốn đem lại tiếng cười. 

Tôi tin là, đúng vậy, họ không hề có ý định chế nhạo hay chỉ trích gì với doanh nhân. Không có lý do gì để họ có động cơ làm điều này.

Vấn đề là sự nhầm lẫn rất đáng tiếc về tư duy sáng tác. Nói đơn giản thì: Có tranh vui và có tranh đả kích.

Trong tranh vui nhân vật thật có thể được chấm phá những nét gây cười, nhưng không đả phá chế nhạo.

Tranh đả kích thì khác. Nhân vật nhận đòn hủy diệt qua vũ khí chế nhạo. Xem tranh vui người ta cười vô tư. Xem tranh đả kích người ta cười để hả lòng khinh ghét.

Nhân vật doanh nhân trong Gặp nhau cuối năm 2019.

Nhân vật doanh nhân trong Gặp nhau cuối năm 2019.

 Táo Quân là chương trình đả kích những cái xấu đã xảy ra trong cuộc sống xã hội. Vì vậy nó là tranh đả kích nhiều hơn. Việc đặt một doanh nhân có thật, không hề có hành vi nào gây hại cho xã hội vào chương trình đó là không ổn. Sai về chọn chất liệu cho thể loại.

Có thể có lập luận rằng chương trình Táo Quân không hẳn là thể loại đả kích thuần tuý. Nó có những yếu tố vui hài đơn thuần xen lẫn. Thậm chí còn có yếu tố không hài nữa mà? Vâng, nhưng nếu là tranh chân dung vui, người ta sẽ vẽ người nào đó ở giai đoạn người đó sẵn sàng tiếp nhận một chuyện đùa vui. Thời điểm này của doanh nhân được gợi đến, do những bối cảnh của đời riêng, không là thời điểm có thể chấp nhận một kiểu vui đùa như thế. Vì vậy vẫn là không đúng trong tư duy lấy chất liệu cho một thể loại sáng tác.

Xin nhắc lại rằng tôi không nghĩ có động cơ nào từ phía người làm chương trình khiến họ định đả kích doanh nhân cụ thể. Nhưng sự lẫn lộn về tư duy thể loại trong trường hợp này đã đem lại hậu quả không hay, phê phán của nhiều khán giả là có cơ sở.

Không nên lặp lại sai sót này...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top