Aa

Truyền thông pháp lý, hướng tạo lập niềm tin cho người mua nhà

Thứ Sáu, 23/06/2017 - 06:01

Hàng trăm dự án “trùm mền” vì nợ xấu sẽ được "hồi sinh"?; Giai đoạn 2017 - 2018, đất nền Tây Nha Trang sẽ "lên như diều gặp gió"; Chọn vật liệu xây dựng “có lợi” thời bão giá; Truyền thông pháp lý, hướng tạo lập niềm tin cho người mua nhà; Xin phép xây dựng trực tuyến: Quá khó!; … là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Truyền thông pháp lý, hướng tạo lập niềm tin cho người mua nhà

Với tâm lý cảnh giác ở mức cao hơn trước, người mua nhà hiện tại quan tâm nhiều hơn đến yếu tố pháp lý của dự án, từ giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường…, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp sổ đỏ cho căn hộ của họ sau này.

Bởi nhiều dự án đã hoàn thành, người mua chuyển vào sinh sống hàng năm trời, nhưng vẫn không thể làm được sổ đỏ do dự án không đảm bảo điều kiện pháp lý.

Hiện nay, dù thị trường đã hồi phục, niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường BĐS đã phần nào trở lại, nhưng không phải dự án nào cũng được người mua đón nhận như trước.

Để bán được hàng, các dự án khi được giới thiệu ra thị trường đều được chủ đầu tư, đơn vị phân phối quảng cáo rầm rộ về chính sách bán hàng, hỗ trợ lãi suất, vị trí, tiện ích… Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất mà người mua nhà quan tâm hiện nay là vấn đề pháp lý của dự án.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa được người mua nhà quan tâm hiện nay là dự án đó đã có bảo lãnh ngân hàng hay chưa. Bởi nếu điều kiện pháp lý là cơ sở để dự án được phép triển khai theo đúng quy định của pháp luật, thì bảo lãnh ngân hàng là điều kiện đủ để dự án về đích theo đúng tiến độ đã cam kết của chủ đầu tư.

Xem chi tiết tại đây.

Hòa Bình Corp - nhà thầu dự án Thảo Điền Sapphire bị phạt 35 triệu đồng

Dự án Khu dân cư thấp tầng Thảo Điền (Thảo Điền Sapphire) do Công ty cổ phần TDS làm chủ đầu tư đã bị UBND TP.HCM ra quyết định số 2496/QĐ-XPVPHC phạt 1 tỷ đồng và buộc tạm ngừng thi công dự án do vi phạm; đồng thời yêu cầu tháo dỡ phần diện tích xây dựng sai phép trong thời hạn 10 ngày. 

Liên quan đến dự án xây sai phép này, không chỉ chủ đầu tư TDS mà cả "ông lớn" Hòa Bình Corp - nhà thầu chính cũng bị xử phạt hành chính 35 triệu đồng.

Cụ thể, tại quyết định số 487/QĐ-XPVPHC của Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM do ông Mai Thanh Tùng, phó Chánh Thanh tra Sở ký ngày 08/05/2017 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình vì vi phạm khi thi công xây dựng dự án khu dân cư thấp tầng Thảo Điền Sapphire - tên thương mại là Holm Residence.

Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng số 95/GPXD ngày 18/6/2015 do Sở Xây dựng cấp. Thi công sau khi công trình đã bị lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công theo điều 27 nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ. 

Xem chi tiết tại đây.

Xin phép xây dựng trực tuyến: Quá khó!

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp biên nhận trực tuyến (trừ ngày nghỉ lễ, tết), UBND quận, huyện phải cấp giấy phép xây dựng (GPXD) qua mạng cho chủ đầu tư nhà ở riêng lẻ.

Đó là quy định trong quy trình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 về cấp GPXD nhà ở riêng lẻ trên địa bàn TP vừa được UBND TP.HCM ban hành.

Thực tế, từ cuối năm 2016 tới nay, các quận 8, 9, 10, Bình Thạnh... đã triển khai ứng dụng nộp hồ sơ xin GPXD trực tuyến. Tuy nhiên số lượng hồ sơ tiếp nhận rất ít vì người dân kêu khó khăn khi tiếp cận dịch vụ này.

Tháng 2-2017, ông N.V.T. nộp hồ sơ xin GPXD nhà tại khu đất ở P.16 (Q.8) của một dự án. Lúc đầu, ông T. scan hồ sơ để nộp trực tuyến. Khoảng bốn ngày sau, cán bộ Phòng quản lý đô thị Q.8 hẹn ông xuống kiểm tra hiện trạng khu đất.

Người dân Q.8 (TP.HCM) nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng trực tuyến tại khu vực màn hình thử nghiệm do Q.8 tổ chức - Ảnh: Tự Trung.

Người dân Q.8 (TP.HCM) nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng trực tuyến tại khu vực màn hình thử nghiệm do Q.8 tổ chức - Ảnh: Tự Trung.

Sau khi kiểm tra, cán bộ này cho biết bản vẽ ông nộp không phù hợp với chỉ tiêu xây dựng của dự án và yêu cầu ông đến phòng quản lý đô thị nhận hồ sơ về sửa lại.

Sau hai lần lên làm việc vẫn không bổ sung đúng hồ sơ, ông T. phải thuê đơn vị tư vấn làm lại bản vẽ. Sau đó, ông T. nộp hồ sơ trực tiếp lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ mới được cấp GPXD.

“Tính ra, từ khi nộp hồ sơ trực tuyến đến lúc thuê đơn vị tư vấn đo vẽ lại, phải mất hết hai tháng mới hoàn thành thủ tục” - ông T. cho biết. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, thời hạn cấp GPXD là không quá 15 ngày (chưa tính thời gian bổ sung hồ sơ).

Xem chi tiết tại đây.

Giai đoạn 2017 - 2018, đất nền Tây Nha Trang sẽ "lên như diều gặp gió"

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng phong cảnh tuyệt mỹ và lọt top 29 vịnh đẹp nhất thế giới do UNESCO bình chọn, Nha Trang vẫn đón lượng du khách không ngừng gia tăng mỗi năm và kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung, BĐS nói riêng.

Trong bối cảnh đó, nói về việc đầu tư vào thị trường BĐS, đại diện KAREB cho rằng: "So với việc bỏ ra một số tiền đầu tư vào một số dòng sản phẩm BĐS có thời hạn sở hữu không quá 50 năm thì việc lựa chọn đất nền là quyết định sinh lời hiệu quả, không chỉ hình thành cơn sốt trong năm 2017 mà còn có khả năng kéo dài sang năm 2018 tại Nha Trang". 

Ngoài ra, Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa cũng đưa ra nhiều căn cứ khác để chứng minh rằng, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng giai đoạn 2017 – 2018 sẽ là thời điểm bứt phá của phân khúc đất nền Tây Nha Trang.

Xem chi tiết tại đây.

Chọn vật liệu xây dựng “có lợi” thời bão giá

Bà Trịnh Hoài Linh, Giám đốc Công ty Thiết kế và Xây dựng Code Architecture cho biết, trong quý I/2017, giá thép tăng 30%, giá xi măng tăng 20%, giá vật liệu khác tăng từ 10 - 20%, giá nhân công tăng 20 - 30%.

“Công ty ký hợp đồng 6 công trình trước khi giá tăng. Nếu thực hiện thì không có lời, huỷ hợp đồng thì mất uy tín”, bà Linh nói.

Tương tự, theo ông Trần Ngọc Lâm, Giám đốc Công ty Xây dựng Gia Phú tại TP.HCM, tuy các hợp đồng ký trước đã tính yếu tố trượt giá, nhưng biến động giá cao hơn hẳn ước tính.

Việc xây dựng, sửa chữa nhà thời bão giá vật liệu luôn làm cho chủ thầu xây dựng và người dân đau đầu. Ảnh: Nam Uyên.

Việc xây dựng, sửa chữa nhà thời bão giá vật liệu luôn làm cho chủ thầu xây dựng và người dân đau đầu. Ảnh: Nam Uyên.

“Chúng tôi chấp nhận hòa vốn để giữ uy tín với khách hàng hoặc chịu lỗ trong phần xây dựng thô, nhưng đến phần hoàn thiện sẽ phải ngồi lại với khách hàng để bàn tính giá mới”, ông Lâm cho biết.

Tuy vậy, ông Lâm cho rằng, giá vật liệu xây dựng còn thương thảo được, chứ nhân công thì khó. Hiện giá nhân công ngành xây dựng cũng tăng cao, trước đây thợ phụ giá khoảng 180.000 - 230.000 đồng/ngày, thợ chính từ 250.000 - 300.000 đồng/ngày, thì giờ giá đã tăng 10 - 20%. Đây là điều cực khó cho nhà thầu, vì nếu không chập nhận giá này, nhân công sẽ bỏ đi nơi khác làm, dẫn tới tiến độ xây dựng chậm và có thể vị phạt rất nặng từ khách hàng do chậm tiến độ.

Xem chi tiết tại đây.

Hàng trăm dự án “trùm mền” vì nợ xấu sẽ được "hồi sinh"?

Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trước Quốc hội, đến cuối năm ngoái, nếu tính tổng cả nợ xấu nội bảng, nợ có nguy cơ tiềm ẩn và nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý thì tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là 10,08%, tương đương khoảng 600.000 tỉ đồng.

“Do vậy việc xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm chi phí tài chính của các tổ chức tín dụng, giảm lãi suất vay, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền” - thống đốc NHNN nhấn mạnh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cũng cho biết nợ xấu bao gồm hơn 90.000 tỉ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong nhiều năm qua và có liên quan mật thiết đến thị trường BĐS và các ngành có liên quan đến BĐS. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều dự án BĐS “trùm mền” ngưng trệ. Riêng TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án ngừng triển khai. Do đó nếu triển khai nghị quyết về nợ xấu sẽ giúp khai thông và làm sống lại những dự án này.

TS Trần Hoàng Ngân, chuyên gia tài chính ngân hàng và là đại biểu Quốc hội của đoàn TP.HCM, nhận định: Vấn đề quan trọng nhất là nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ tác động lên nền kinh tế nói chung, giúp giảm chi phí xã hội và hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng. Quan trọng là sẽ giúp làm lưu động hóa các tài sản bất động, tức là các tài sản xưa nay không xử lý, không chuyển nhượng, không thanh lý… nằm ì một chỗ thì từ nay sẽ được lưu động, mua bán.

 Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top