Tương lai tươi sáng cho bất động sản khu công nghiệp
Việt Nam đã thu hút dòng vốn FDI lên đến 35,6 tỷ USD trong năm 2017, tăng 44,4% so với năm trước, trong đó Nhật Bản là thị trường có lượng vốn ngoại rót nhiều nhất, đóng góp 9,11 tỷ USD.
Thị trường đầu tư công nghiệp đang bước vào giai đoạn khởi đầu. Cụ thể vào đầu năm nay, thị trường đã chứng kiến một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, đó là giao dịch bán và cho thuê lại tại VSIP Park – Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore – với mức sinh lợi lên đến 10,7%.
Theo ông Troy Griffiths, tuy thị trường vốn đang ngày càng khan hiếm hơn cùng với thanh khoản giảm dần do cổ phiếu tiếp tục bị nắm giữ nhưng thương vụ VSIP là một thỏa thuận vô cùng quan trọng cho thấy những khả năng có thể thực thi và mục tiêu lợi nhuận.
“Sản lượng công nghiệp trên 10% là lớn hơn nhiều nếu đặt lên bàn cân so sánh với lợi suất văn phòng chỉ 5-6%” - ông khẳng định.
“Hãy coi golf thuộc về ngành công nghiệp du lịch”
Khẳng định Việt Nam có quá nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp golf, với bờ biển trải dài hàng nghìn kilomet, sân golf dựa núi, hướng biển, khí hậu hoàn hảo, nhưng golf Việt Nam lại chưa phát triển tương xứng, luật sư Trần Duy Cảnh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam cho rằng, nên coi golf thuộc về ngành công nghiệp du lịch để từ đó thúc đẩy phát triển hơn nữa.
Theo ông Trần Duy Cảnh, để golf có thể phát triển, chúng ta phải nhìn nhận lại về golf. Hãy coi nó thuộc về ngành công nghiệp du lịch thì mới phát triển được. Hãy coi nó như một khách sạn, như một khu nghỉ dưỡng thì sẽ có cơ hội phát triển ngay. Đừng coi nó là ngành công nghiệp đặc biệt để hạn chế phát triển. Hãy để cho người có nhiều tiền bị “móc túi”, chi tiêu nhiều hơn nữa. Ngành du lịch đang được khuyến khích phát triển, thì golf cũng nên được khuyến khích phát triển.
"Sân golf ngày nay gắn liền với các khu du lịch nghỉ dưỡng. Nó là giá trị gia tăng cho các khu nghỉ dưỡng, giúp kéo khách du lịch quốc tế đến với các vùng du lịch của Việt Nam. Kể cả những vùng trước đây không ai biết là đâu, chỉ có nắng gió và cát trắng, thì nay, khi các sân golf mọc lên cùng các khu nghỉ dưỡng, khách du lịch kéo đến, lưu trú, ăn uống, tiêu tiền,... tạo công ăn việc làm cho rất nhiều nhân công. Thay vì một đồi cát trống không, giờ đây ta có một vùng xanh mướt mắt, có khách sạn, resort, có khách du lịch, người dân có việc làm,... Tôi cho rằng, sẽ rất dễ để nhìn được kết quả này", ông Cảnh chia sẻ.
8 cải cách đột phá giúp Việt Nam hút FDI thế hệ mới
Tại hội thảo “Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020 – 2030” Báo cáo Các Khuyến nghị về Chiến lược và Định hướng thu hút FDI thế hệ mới 2020 - 2030 của Việt Nam được IFC và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) giới thiệu, nhằm cung cấp các phát hiện và khuyến nghị tham khảo cho Chính phủ xây dựng định hướng thu hút FDI thế hệ mới, một nội dung căn bản của các tài liệu chiến lược như Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội (2021 - 2030).
Để tăng hiệu quả nguồn vốn FDI, báo cáo này cũng khuyến nghị tám đề xuất cải cách mang tính đột phá.
Một trong những ưu tiên hàng đầu là triển khai các chính sách cụ thể nhằm tăng cường liên kết chuỗi giá trị và hiệu ứng lan toả nhờ FDI, với trọng tâm là liên kết chuỗi giá trị và các chương trình phát triển nhà cung ứng có mục tiêu.
Để giải quyết các thách thức và nắm bắt các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam phải nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số. Thay vì “nỗ lực bắt kịp”, quá trình tái khởi động này phải đem lại môi trường đầu tư ưu việt cùng các trải nghiệm vận hành với các giải pháp số/trực tuyến cạnh tranh được với đối thủ khác trong khu vực.
Du lịch Việt tăng trưởng mạnh, ngành khách sạn - nghỉ dưỡng đang "hái ra tiền"
Công ty Grant Thornton Việt Nam đã công bố kết quả cuộc khảo sát ngành Dịch vụ Khách sạn năm 2018. Theo đó, ngành khách sạn đang được đầu tư lớn nhờ lượng khách du lịch không ngừng tăng cao.
Theo báo cáo, tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2016, Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ với vị thế là điểm đến du lịch hàng đầu trong số các nước Đông Nam Á. Việt Nam hiện tại là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á trong vai trò là một điểm đến du lịch, theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).
Từ đà này, kéo theo ngành khách sạn, với xu hướng tăng lượng khách du lịch, đang được nhận một lượng đầu tư lớn từ các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước. Công ty nghiên cứu này dẫn thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho thấy năm 2017 có 79 khách sạn cao cấp (3-5 Sao) mới được đưa vào hoạt động, trong đó có 10 khách sạn 5 sao, nâng tổng số phòng lên 101.400 phòng, đưa tổng số phòng năm 2017 tăng 10% so với năm ngoái.
Đà Nẵng: 267 dự án còn dang dở liên quan đến công tác giải tỏa đền bù
Theo báo cáo 24/BC-HĐND của HĐND TP. Đà Nẵng về kết quả giám sát chuyên đề đối với hoạt động đầu tư công trên địa bàn TP trong 15 năm, từ 2003 (được công nhận đô thị loại I trực thuộc TƯ) đến 2017, do việc bố trí tái định cư (TĐC) cho các hộ giải tỏa tại nhiều dự án còn bị động, các hộ TĐC nhiều khi không đồng tình về vị trí được bố trí, gây áp lực tạo quỹ đất TĐC nên dẫn đến tình trạng quỹ đất TĐC trên địa bàn hiện dôi dư rất nhiều. Tính đến cuối quý I/2018, thành phố còn 14.589 lô đất TĐC chưa bố trí.
Đáng chú ý, số lô đất trống (chưa xây dựng nhà ở) vẫn còn với số lượng rất lớn; hơn 100ha đất nông nghiệp mất khả năng sản xuất do ảnh hưởng bởi các dự án, dẫn tới tình trạng đất bỏ hoang còn nông dân thì mất việc. Bên cạnh đó, phần lớn dự án TĐC chưa đảm bảo các tiêu chí về sử dụng đất, chủ yếu tập trung tối đa cho nhiệm vụ phân lô đất ở, còn các chỉ tiêu đất dành cho cây xanh, công trình giao thông, thiết chế văn hóa, tiện ích công cộng… chưa đúng quy chuẩn hiện hành.