Vì đâu Việt Nam lắm... “đường đắt nhất hành tinh”?
Nhìn lại thị trường bất động sản Việt Nam kể từ khi đổi mới (1986) cho tới nay đã thể hiện đặc trưng của thị trường bất động sản một nước đang phát triển. Trong đó nổi bật là quá trình tăng giá từ chỗ đất không có giá trong thời kỳ bao cấp tới chỗ đất có giá thị trường, tạo ra siêu lợi nhuận.
Những con đường đắt nhất hành tinh liên tục được hình thành gây bức xúc trong dân khi lần họp Quốc hội nào dân ta cũng luôn thấy những nét buồn trong thảo luận về đầu tư công lãng phí, bội chi ngân sách, nợ công sắp quá ngưỡng. Trong khi đó, giá làm đường ở Việt Nam cao hơn cả ở Hoa Kỳ và Trung Hoa - những nền kinh tế đứng đầu thế giới. Hơn nữa, giá làm đường ở Hà Nội có xu hướng tăng ngày càng cao, giá “hôm nay” đã cao hơn giá "trước đó" 2 lần và cao hơn giá “trước đó nữa” 3 lần.
Nguyên nhân của tình trạng làm đường giá cao vời vợi như vậy được cho là kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nội đô quá lớn, thường chiếm tới hơn 80% giá trị con đường. Chính vì vậy kỷ lục giá đường đắt nhất hành tinh ở Hà Nội liên tiếp bị phá, mà không có cách nào làm giảm được và trong tương lai cũng không có cách nào thu hồi kinh phí đã đầu tư khi đưa vào sử dụng. Ví dụ như dự án mở rộng đoạn đường Hoàng Cầu - Voi phục dài hơn 2,2 km với tổng kinh phí lên tới 7.800 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Công nghệ 4.0 sẽ giúp thị trường bất động sản “lột xác”
Mặc dù các công nghệ đều có nguyên lý vận hành khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là: dữ liệu. dữ liệu lớn và các nền tảng công nghệ mới đang hứa hẹn là bước nhảy vọt cho ngành bất động sản. Mặc dù việc thu thập dữ liệu trên diện rộng luôn đầy thử thách nhưng nhờ đó mà chỉ số minh bạch được nâng cao, đặc biệt là tại những thị trường quản lý thông tin chặt chẽ. Những năm gần đây, dù chỉ số minh bạch đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Các chuyên gia cũng kỳ vọng công nghệ có thể đến gần hơn với bất động sản, như cách chúng ta sử dụng công nghệ trong việc theo dõi sức khỏe và xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Theo ông Jeremy Kelly, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của JLL tại Việt Nam: “Bất động sản đang đứng giữa bước đột phá của công nghệ. Theo đó, công nghệ mới giúp mọi người tiếp cận thông tin thị trường dễ dàng hơn, là chìa khóa cho minh bạch toàn ngành bất động sản”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành thử toàn tuyến
Sáng 20/9/2018, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) tổ chức chạy thử liên động toàn tuyến với 5 đoàn tàu chạy liên tục dọc trên chính tuyến ở cả hai chiều. Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động.
Theo quy trình triển khai dự án, thời gian vận hành thử 3 - 6 tháng và là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa dự án vào khai thác vận tải thương mại. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, nhưng trước mắt khai thác vận tốc 35km/giờ với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác vận hành thử nghiệm.
Hiện tại, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thiện xây dựng hạ tầng, hoàn thiện hệ thống điện, thông tin tín hiện, các tác nghiệp điều khiển và hệ thống đường ray cũng như hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tàu lăn bánh…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án Hà Nội Aqua Central số 44 Yên phụ vướng hàng loạt sai phạm
Hà Nội Aqua central do Công ty CP Tháp nước Hà Nội làm chủ đầu tư, nằm trong khu vực phố cổ Hà Nôi, ngay trên phố Hàng Bún và đường Yên Phụ rộng hơn 30m, rất thuận tiện về giao thông. Sở hữu vị trí đắc địa hàng đầu, dự án hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm nhấn hoàn hảo của Hà Nội trong tương lai. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Reatimes, hiện công trình này đang có những tồn tại, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
Qua thanh tra một số dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, dự án có tổng diện tích sử dụng đất 6.800m2 với tổng mức đầu tư 2.594 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án từ quý I/2016 - quý II/2018; tiền sử dụng đất phải nộp hơn 462 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trước nguy cơ mất trắng của hàng trăm khách hàng, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ vào cuộc
Như Reatimes đã phản ánh, dự án Him Lam – Vạn An (tên gọi ban đầu Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Thụ Ninh, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh) có chủ đầu tư là Công ty CP Công Nghệ Cơ – Điện Lạnh. Dự án trúng đấu giá theo quyết định số 643 của UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2017. Trong năm 2017, Công ty CP Công Nghệ Cơ – Điện Lạnh ký hợp tác với Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đại Nguyên Minh. Tới 1/6/2018, Đại Nguyên Minh ký ủy quyền giao Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Viễn Đông toàn quyền đặt cọc, thanh lý, hủy bỏ, sửa đổi bổ sung hợp đồng đặt cọc với Dự án Khu đô thị Him Lam - Vạn An.
Dự án Him Lam – Vạn An đã tiến hành mở bán từ tháng 6 trên các website bán hàng và trên mạng xã hội. Đến ngày 31 – 7, khi PV trong vai trò người đi mua hàng tìm hiểu thì được nhân viên môi giới thông báo hơn 100 lô đất nền đã bán. Đơn vị đứng ký hợp đồng với khách hàng là Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Viễn Đông.