Aa

Việt Nam khát “đất sạch” cho nhà đầu tư nước ngoài

Thứ Tư, 23/08/2017 - 16:01

Hơn 2 thập kỷ lay lắt của các "đại gia" đất ở Sài Gòn; Không cấp phép xây cao ốc trên các tuyến đường kẹt xe; Cận cảnh những trụ sở bộ ngành được xây mới hoành tráng ngoài nội đô; Cảnh báo lệch pha dòng tiền đầu tư BĐS; Việt Nam khát “đất sạch” cho nhà đầu tư nước ngoài; Thị trường nội thất, sân chơi không của riêng hàng ngoại;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Hơn 2 thập kỷ lay lắt của các "đại gia" đất ở Sài Gòn

Từ năm 1992, dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP.HCM phê duyệt. Đến năm 2004, dự án được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do thiếu năng lực nên đơn vị này không triển khai được. Đến năm 2010, chính quyền TP.HCM đã thu hồi quyết định.

Sau đó, một đơn vị trong nước khác được UBND TP.HCM giao thực hiện điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 của dự án với toàn bộ gần 427 ha đất, tương đương diện tích toàn phường 28.

Đến cuối năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực BĐS ở Dubai) được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng. Nhưng Emaar Properties PJSC đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ tới lúc được bàn giao đất sạch.

Cư dân TP.HCM vẫn phải trồng lúa kiếm sống tại nền đất của dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa. Ảnh: Đ.T.

Cư dân TP.HCM vẫn phải trồng lúa kiếm sống tại nền đất của dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa. Ảnh: Đ.T.

Tổng mức đầu tư trên chỉ bao gồm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chính của toàn bộ dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án. Trong đó, riêng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến gần 22.800 tỷ đồng.

Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoach Đầu tư TP.HCM, việc đối tác ngoại rút lui có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Họ cần đất sạch, đơn giá cụ thể. Trong khi đó, thành phố muốn định giá đất người dân đang ở thì qua nhiều thủ tục. Trong quá trình đàm phán, đối tác đã xin rút khỏi dự án, và dự án này không thể một sớm một chiều làm được.

Hiện chỉ còn lại tập đoàn Bitexco "ôm" dự án này và thành phố có văn bản trình lại để xin ý kiến Thủ tướng. Trước câu hỏi về năng lực của Bitexco liệu có thể “đảm đương” nổi, vì hiện tại đơn vị này được giao nhiều dự án đất vàng nhưng chưa triển khai, ông Sử Ngọc Anh cho biết vấn đề này cơ quan chuyên môn sẽ thẩm định.

Xem chi tiết tại đây.

Việt Nam khát “đất sạch” cho nhà đầu tư nước ngoài

Thông thường, phân khúc nhà ở vẫn là thị trường hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển sang thị trường BĐS thương mại, đặc biệt tập trung vào các dự án văn phòng hạng A có vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư (7 – 8%).

JLL nhận thấy mức giá thuê văn phòng tại Việt Nam đang cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, phản ánh sự thiếu hụt nguồn cung. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt đối với những dự án khách sạn.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, đầu tư BĐS ở Việt Nam cũng đi kèm với những thách thức. Cụ thể, đối với các dự án nhà ở và thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất “sạch” (như: hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất, và kế hoạch phát triển tốt). Tuy nhiên, những dự án như trên rất hiếm, bởi lẽ thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn non trẻ.

Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, các dự án có tiềm năng phát triển tốt khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận đến các dự án tốt tương đối hạn chế. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

Xem chi tiết tại đây.

Không cấp phép xây cao ốc trên các tuyến đường kẹt xe

Một số khu vực tại TP.HCM hiện nay, các chung cư lần lượt mọc lên trong khi đường không được mở rộng. Thậm chí có những tuyến đường như Trịnh Đình Thảo, đoạn từ ngã tư Kênh Tân Hóa đến ngã tư Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú chưa đầy 1km nhưng có đến 5 chung cư trong khi hạ tầng đường nhỏ hẹp, xe cộ đi lại đông đúc, tạo áp lực lớn cho hạ tầng giao thông.

Tình trạng chung cư đua nhau xây dựng “nhét” vào các tuyến đường hạ tầng chưa hoàn chỉnh được nhiều người ví von “ngộp thở chung cư”.

Một đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết khi cấp phép xây dựng cho các dự án chung cư, cơ quan cấp phép phải đối chiếu với các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao... của khu vực công trình xây dựng.

Một số tuyến đường không được mở rộng, nhưng hiện nay nhiều chung cư đã và đang “mọc lên”. Trong ảnh: hàng loạt chung cư được xây dựng trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH.

Một số tuyến đường không được mở rộng, nhưng hiện nay nhiều chung cư đã và đang “mọc lên”. Trong ảnh: hàng loạt chung cư được xây dựng trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH.

Những dự án phù hợp với quy hoạch mới được giao đất, chấp thuận chủ đầu tư và cấp phép xây dựng.

Tuy nhiên, dù đúng quy hoạch nhưng thực tế tại nhiều khu vực trên địa bàn TP hiện nay tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp tốc độ phát triển các dự án. Đặc biệt, đối với dự án khoét lõm trong các khu dân cư hiện hữu mà hệ thống hạ tầng giao thông, cấp nước yếu kém gây quá tải cho hạ tầng khu vực.

Nhưng khi dự án đủ điều kiện theo điều 91 Luật xây dựng 2014, đảm bảo thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thì không có cơ sở nào ngưng việc cấp giấy phép xây dựng dự án cho các chủ đầu tư.

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường nội thất, sân chơi không của riêng hàng ngoại

Nội thất ngoại một thời áp đảo hàng nội khi có thời điểm chiếm đến 80% thị phần, là sự lựa chọn số 1 của nhiều gia đình có điều kiện. Với nhóm khách hàng này, hàng ngoại luôn có sức hút lớn, vì dù có mức giá vượt trội, nhưng các sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ rất cao.

Đặc biệt, các mẫu thiết kế rất hợp với không gian tổng thể của các căn hộ vốn chủ yếu được xây dựng theo kiến trúc hiện đại phương Tây. Mặt khác, với không ít người, sở hữu một ngôi nhà đẹp với những bộ đồ nhập ngoại là một niềm kiêu hãnh tinh tế, góp phần khẳng định sức mạnh tài chính và đẳng cấp của gia chủ.

Nội thất nhập khẩu vẫn có chỗ đứng quan trọng với nhiều khách hàng có thế mạnh tài chính.

Nội thất nhập khẩu vẫn có chỗ đứng quan trọng với nhiều khách hàng có thế mạnh tài chính.

Tuy nhiên, xu hướng này cũng có sự thay đổi khá rõ rệt trong những năm gần đây. Một bộ phận không nhỏ khách hàng lại quay về lựa chọn các sản phẩm trong nước. Sở dĩ có sự thay đổi này vì nhiều yếu tố thuận lợi đến cùng lúc: Hàng ngoại không chính hãng bày bán tràn lan khiến khách hàng bị lạc giữa ma trận, khó chọn lựa; các nhà sản xuất nội thất trong nước có sự cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Bà Phạm Kiều Oanh, Phụ trách marketing Nội thất DFC Việt Nam cho biết: “Một số sản phẩm không phải chính hãng được bán tràn lan với chất lượng không đảm bảo khiến nhiều người tiêu dùng e ngại. Do đó, mức độ tiêu thụ các sản phẩm nội thất ngoại nhập cũng giảm dần đi. Mặt khác, các xưởng sản xuất nội thất trong nước hiện nay đã chú trọng đầu tư nhiều hơn về công nghệ, mẫu mã cũng cập nhật thường xuyên, giá cả phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân, nên số lượng người dùng cũng tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây”.

Xem chi tiết tại đây.

Cảnh báo lệch pha dòng tiền đầu tư BĐS

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết, hiện nay, đang có sự lệch pha về sản phẩm BĐS, nguy hiểm hơn là lệch pha về dòng tiền. Tức là lệch pha về nguồn vốn tín dụng của nhà đầu tư thứ cấp và lệch về nguồn vốn huy động từ xã hội của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp lớn. Đây cũng là lý do khiến 7 tháng đầu năm 2017, tình hình thị trường BĐS chững lại và mất cân bằng về cung cầu.

Để cân bằng được dòng tiền đầu tư vào BĐS, theo ông Châu, các chủ đầu tư cần tái cấu trúc đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, cũng như khả năng thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, những người mua nhà có nguồn vốn chiếm tỷ lệ trên 50% thì khi đầu tư hoặc mua nhà để ở sẽ yên tâm, đảm bảo tính thanh khoản và tính ổn định của thị trường.

“Tuy nhiên, vẫn có những nhà đầu tư thứ cấp chỉ có nguồn vốn khiêm tốn nhưng lại đặt cọc rất nhiều sản phẩm và khi không bán được sản phẩm, nhà đầu tư sẽ mất tiền cọc và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các nhà đầu tư.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư nếu đầu tư bằng nguốn vốn của mình hoặc bằng vốn vay với lãi suất thấp và dài hạn thì lúc nào cũng yên tâm. Còn nếu nguồn vốn đi vay nóng với lãi suất cao, thì chúng tôi cảnh báo là thị trường đầy rủi ro”, ông Châu khuyến cáo.

Xem chi tiết tại đây. 

Cận cảnh những trụ sở bộ ngành được xây mới hoành tráng ngoài nội đô

Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, Sở đã tiến hành rà soát 28 cơ quan bộ, ngành Trung ương. Kết quả cho thấy, có 8 cơ quan đã thực hiện chủ trương di dời. Các cơ quan này đang xây dựng hoặc đã hoàn thành việc xây dựng trụ sở mới nằm ngoài nội đô thành phố, gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao. 

Xem chi tiết tại đây. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top