Aa

Xếp những mảnh ghép rối ren thành thiết chế văn hóa như thế nào?

Thứ Tư, 11/04/2018 - 20:01

Khi dấu vết làng quê vẫn còn in hằn trong các khu chung cư, nếp sống cư dân vẫn mang sắc màu của bếp than tổ ong, của xe đạp leo nhà cao tầng, của bỉm tã trẻ em... rơi trên không trung, làm thế nảo để đưa những mảnh ghép ấy vào khuôn khổ của đô thị mới văn minh và hiện đại, lúc này cần đến một thiết chế văn hóa, mà như nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến gọi là "chung cư ước".

Xem loạt bài "Xây dựng "phần mềm" cho các khu chung cư"

Thấy gì sau "lớp vỏ" tiện nghi của những toà cao ốc?

Cư dân đô thị là ai?

Đơn độc, bức bối trong những tòa cao ốc sừng sững giữa Thủ đô

Đi tìm cảm xúc cho những toà nhà vô tri

"Trong quá trình thanh lọc cần giữ lại bản lề văn hóa truyền thống"

Những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như nấm làm thay đổi “gương mặt” Thủ đô. Cùng với những biến chuyển về diện mạo kiến trúc thì mối quan hệ xã hội mới của các khu dân cư  ở những khu vực này cũng được tạo lập. Làm thế nào để xây dựng và duy trì nề nếp sống văn minh, thanh lịch của cư dân khu đô thị mới khi số lượng người chuyển từ nông thôn đến thành thị sinh sống ngày càng tăng theo thời gian?

Những quy định “nằm im” một xó

Theo khảo sát của phóng viên Reatimes, hầu hết hơn 600 tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội đều đã tự xây dựng bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Quyết định số 01/2013 ngày 04 tháng 01 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội và thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ xây dựng về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tuy nhiên, do thiếu hoạt động tuyên truyền, kiểm tra - giám sát cũng như việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe khiến việc thực thi kém hiệu quả.

Tại tòa HH1B Linh Đàm, nội quy tòa nhà được đặt ngay tại sảnh ra vào bị các tấm standee quảng cáo dịch vụ boxing và ngoại ngữ cho trẻ em che khuất gần 1 tháng nay. Dù đó là nơi đối diện với khu vực bảo vệ nhưng dường như cả cư dân lẫn ban quản trị tòa nhà không ai ngó ngàng tới những quy định này. 

Nội quy quản lý tòa nhà chung cư HH1B Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội bị che lấp bởi standee quảng cáop/(Ảnh: Thu Hà)

Nội quy quản lý tòa nhà chung cư HH1B Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội bị che lấp bởi standee quảng cáo (Ảnh: Thu Hà)

Anh Phạm Thanh Bình, cư dân tòa HH1B cho biết: “Nội quy của tòa nhà chỉ là cái để cho có chứ bảo cấm nuôi chó/mèo mà người ta vẫn nuôi đấy thôi! Nói là không được dùng bếp gas nhưng người ta vẫn mang bình gas giao cho các hộ bình thường mà không có bảo vệ nào cấm cả. Chưa nói đến chuyện đổ rác, rồi ra vào thang máy. Nhất là lúc nào ra ngoài đường cũng sợ dao thớt, cốc thủy tinh rơi trúng đầu!”

Theo bản cam kết thực hiện nội quy khu dân cư HH1B Linh Đàm, đối với trường hợp vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở. Vi phạm lần 2 sẽ bị ghi tên ở bảng tin tòa nhà và bảng tin của tầng. Trường hợp tái phạm nhiều lần hoặc cố tình vi phạm sẽ bị nhắc nhở trên bảng tin cộng đồng Group HH1B; xử phạt hành chính theo quy định của cộng đồng.

Sống ở chung cư cần có quy ước, giống như ngày xưa các làng xã có hương ước. Thì bây giờ nên có chung cư ước. Như thế mới có thể sống gần gũi nhau, chan hòa. Luật pháp không thể bao quát hết được. Lúc đấy cần có quy ước và cần có những văn bản văn hóa do người dân đặt ra với nhau để điều chỉnh những cái mà luật pháp ko có.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Khác với chung cư HH Linh Đàm, chung cư CT12 Kim Văn Kim Lũ, ngoài bản nội quy chung của tòa nhà, ở đây còn có hai bản  ưu ý ở chung cư "Nên và Không", được phóng to và treo ngay lối chờ thang máy.

Chưa hết, dưới màn hình quảng cáo ngoài sảnh là lời nhắn: “Từ khoảng 17h30 đến 19h kính đề nghị mọi người hạn chế tối đa việc sử dụng thang máy đi xuống hoặc di chuyển giữa các tầng nếu chưa thực sự cấp bách và cần thiết; ưu tiên người đi làm, đi học về theo giờ hành chính khi vào trong thang máy, đồng thời hạn chế việc chuyển đồ đạc hoặc đặt hàng đến căn hộ trong thời gian này”. Ngoài ra, khi vào trong thang máy, cộng đồng cư dân tòa nhà CT12B còn đưa ra 2 bản lưu ý nữa về sử dụng thang máy và phòng chống cháy nổ, được dán ngay ở hai cánh cửa.

Ông Nguyễn Thành Long - Trưởng tòa CT12B cho biết, văn bản nội quy quản lý tòa nhà do Chi nhánh Doanh nghiệp Nhà ở Kim Văn - Kim Lũ (Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên) xây dựng còn những văn bản còn lại là do Ban đại diện cộng đồng cư dân tòa nhà CT12B đưa ra. khi bàn giao nhà bên cạnh giấy tờ mua nhà thì đều có kèm theo bản nội quy quy định của tòa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến văn bản này do chủ nhà không phổ biến cho các thành viên trong gia đình. Đối với những trường hợp vi phạm nội quy của tòa nhà, ban quản lý có trách nhiệm nhắc nhở chứ không phạt.

Ông Long chia sẻ:  Ý thức tệ nhất ở chung cư bây giờ là những bà giúp việc hay vứt giấy vứt bỉm xuống. Phần đấy rất tế nhị mà dân thì đông nên không biết ai với ai cả, gây khó cho cả tổ dân phố và ban quản lý”.

Quan trọng nhất là vấn đề dân chủ trong mỗi tòa nhà

Manh nha từ những thập niên 80 của thế kỷ trước khi những căn hộ tập thể được dựng lên, văn hóa chung cư dường như vẫn còn khá mới mẻ trong nhận thức của nhiều người.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (Ảnh: Thu Hà)

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (Ảnh: Thu Hà)

Lý giải việc nội quy quản lý tòa nhà chung cư khó đi vào đời sống, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nhận định: “Các quy định, quy ước của tòa nhà ban hành chung chung, thiếu cụ thể. Thực tế thì ko ai theo cả, đấy là điều chắc chắn. Bởi người ta đâu có gì ràng buộc, người ta không thực hiện cũng không sai!". 

Để xây dựng văn hóa cho khu đô thị mới, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng mỗi tòa nhà nên xây dựng chung cư ước. Nhà văn nhận định: “Sống ở chung cư cần có quy ước, giống như ngày xưa các làng xã có hương ước. Thì bây giờ nên có chung cư ước. Như thế mới có thể sống gần gũi nhau, chan hòa. Luật pháp không thể bao quát hết được. Lúc đấy cần có quy ước và cần có những văn bản văn hóa do người dân đặt ra với nhau để điều chỉnh những cái mà luật pháp không có. ”

Những văn bản do tự người dân xây dựng sẽ thiết thực hơn. Ban Quản trị của tòa nhà thống nhất được các gia đình trong 1 block về những quy định thì họ sẽ thực hiện cái cam kết. Còn ban quản trị của tòa nhà đấy không họp với các hộ dân và ko đưa ra được quy định chung thì sự ban hành là vô nghĩa. Ngoài những quy định của luật pháp thì đạo đức truyền thống cũng là yếu tố ràng buộc con người, cần được cụ thể hóa đưa vào quy tắc ứng xử chung của người dân.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến phân tích: “Nhờ tự quy định với nhau trên nền tảng đạo đức xã hội, đạo đức truyền thống, những quan điểm mới, lối sống mới kết hợp với nhau làm cho người ta phải tự trọng hơn thì mới tạo ra được văn hóa chung cư.”

Ngoài sự thống nhất của Ban quản trị và cư dân đưa ra các quy định chung từ vệ sinh, ăn uống, giao lưu hàng xóm... muốn xây dựng được văn hóa chung cư phải quan tâm đến yếu tố vật chất. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tiền là vấn đề quan trọng trong việc duy trì văn hóa của chung cư. Nếu không có kinh phí thì ko duy trì hoạt động văn hóa được.

Thiếu phòng sinh hoạt cộng đồng, cư dân CT9p/khu đô thị Định Công ngồi chơi cờ tướng tràn ra vỉa hèbr class=

Thiếu phòng sinh hoạt cộng đồng, cư dân CT9 khu đô thị Định Công ngồi chơi cờ tướng tràn ra vỉa hè (Ảnh: T.Hà)

KTS.Nguyễn Huy Thông nhận định, xây dựng văn hóa chung cư cần có những quy định dễ đi vào cuộc sống và là trách nhiệm từ tất cả các phía. Ông phân tích: “Chủ yếu là người dân phải ý thức được việc mình cùng sinh sống trong một không gian cần phải có mối quan hệ xóm giềng. Xưa là khi gặp bất trắc sẽ giúp đỡ nhau còn giờ các quy ước là rất cần thiết. Đối với người dân cần có ý thức trách nhiệm chung. Với chính quyền thì cũng ko nóng vội, phải từng bước một”.

KTS.Nguyễn Huy Thông cho rằng cần có thời gian để những nội quy của chung cư đi vào đời sống do văn hóa chung cư vẫn còn mới đối với người Việt. Do chuyển đổi từ một cách ở gắn liền với đất chuyển sang căn hộ trên những độ cao khác nhau, tập hợp người rất đông có thay đổi mà con người ko phải ai cũng theo kịp. Mô hình nhà ở khác nhau đòi hỏi những điều kiện tương thích khác nhau nên người dân không phải lúc nào cũng thích nghi ngay được.”

Nhà G5 - Khu tái định cư tổ dân phố 47 phường Đại Kim, Hà Nội

Nhà G5 - Khu tái định cư tổ dân phố 47 phường Đại Kim, Hà Nội

Thực tế, câu chuyện văn hóa ở mỗi tòa chung cư là một mảnh ghép khác nhau. Có mảnh thì rối ren, lộn xộn nhưng đâu đó vẫn có những điểm sáng về văn minh đô thị. Khu tái định cư tổ dân phố 47 phường Đại Kim gồm hơn 70 hộ dân từ ngõ 61 phương Thịnh Liệt sang đã bước đầu xây dựng được nếp sống văn hóa cho nơi sống của mình. Văn bản Quy ước xây dựng tổ dân phố Văn minh - An toàn - Sạch đẹp đã đi vào đời sống của người dân gần 1 năm nay. Những nội dung của văn bản này hằng tháng được đưa ra trong các buổi sinh hoạt cộng đồng để đánh giá xem những gì đã đạt chưa đạt. Sau đó các trưởng tầng hướng dẫn và động viên những nhà nào chưa làm tốt.

Ông Hoàng Trần Mạnh - Tổ trưởng TDP 47 chia sẻ: “Đầu tiên là tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nội quy. Nhưng cái quan trọng trước tiên là người cán bộ phải gương mẫu và đặc biệt là phải công khai, minh bạch tài chính. Làm cái gì cũng phải bàn với dân. Đặc biệt là dân chủ trong nhân dân. Ban lãnh đạo cũng phải có sáng tạo trong cách vận động nhân dân bằng nghệ thuật riêng của mình. Sau khi làm xong phải niêm yết, công khai mọi chứng từ. Hai là người ta vui buồn phải có mọi người thăm hỏi động viên. Có như vậy mới quy tụ được mọi người trong khu dân cư lại với nhau”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top