Aa

Bất động sản 24h: Hàng trăm dự án tắc, doanh nghiệp BĐS “nín thở” chờ Quốc hội thông qua Luật sửa đổi nhiều luật để ổn định thị trường nhà đất

Chủ Nhật, 09/01/2022 - 10:26

Hàng trăm dự án tắc, doanh nghiệp bất động sản “nín thở” chờ Quốc hội thông qua Luật sửa đổi; Bất động sản vẫn là thị trường hút vốn đầu tư năm 2022... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Hàng trăm dự án tắc, doanh nghiệp bất động sản “nín thở” chờ Quốc hội thông qua Luật sửa đổi nhiều luật để ổn định thị trường nhà đất

Dịch Covid-19 kéo dài đã tạo khó khăn chồng chất khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn dẫn đến nhiều công trình xây dựng phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng; hồ sơ, thủ tục chấp thuận chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư có liên quan đến quyền sử dụng đất cũng bị kéo dài; nhiều sàn giao dịch, doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ giải thể, phá sản.

Trong bối cảnh này, thị trường bất động sản đang “nín thở” chờ Quốc hội bấm nút thông qua Luật sửa đổi nhiều luật, trong đó có Luật Đầu tư, Luật Nhà ở để tháo gỡ những điểm nghẽn cho thị trường.

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV đang diễn ra, trong hai ngày làm việc cuối cùng tới đây (10 - 11/1/2022), dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa - tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế và Dự án Luật sửa đổi nhiều luật, trong đó có Luật Đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giấy phép “con” tại các địa phương đang làm khó doanh nghiệp bất động sản

Việc tồn tại quá nhiều giấy phép con đã gây ra những phiền hà, rắc rối cho cộng đồng doanh nghiệp BĐS; gây lãng phí không chỉ về thời gian, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Đức Cây - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư phát triển nhà Constrexim-HOD nêu ý kiến: “Là đơn vị trực tiếp tham gia vào lĩnh vực xây dựng, tôi nhận thấy câu chuyện chính sách, đặc biệt là chính sách thuế với bất động sản hiện nay rất bất cập, thể hiện rõ ở việc thuế chồng thuế. Nếu không giải quyết được, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp tục mắc kẹt trong những cuộc thanh tra, kiểm tra của phía Nhà nước”.

Theo ông Cây, với các thủ tục hành chính, quy định rắc rối trong các bộ luật đã khiến doanh nghiệp nếu áp dụng chính sách này thì không đúng chính sách kia và ngược lại. Đặc biệt, có quá nhiều mâu thuẫn, rắc rối trong thủ tục hành chính và cách quản lý hành chính.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản vẫn là thị trường hút vốn đầu tư năm 2022

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính), trong năm 2020 và 2021 thị trường bất động sản trầm lắng trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản phẩm bất động sản giao dịch giảm sút một cách rõ rệt. Tuy nhiên, một số phân khúc bất động sản giá vẫn tăng mà không giảm.

Giá bất động sản tăng do nhiều nguyên nhân, trước hết là nguồn cung bất động sản năm 2021 giảm rất nhiều do đại dịch Covid-19. Rất nhiều dự án bất động sản bị chậm lại hoặc bị hoãn do lao động thực hiện giãn cách, cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao làm cho nhà đầu tư chậm lại quá trình thi công và giải ngân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: Chờ đón “lộc“ năm mới

Sau một thời gian chịu tác động do giãn cách xã hội kéo dài, thị trường bất động sản bắt đầu sôi động trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Càng về gần về Tết Nguyên đán, thị trường càng trở nên "nóng bỏng" hơn bao giờ hết. Nhiều nhà đầu tư đổ xô tìm mua các bất động sản tại thời điểm này với mong muốn "hái lộc" đầu năm mới.

Chia sẻ với PV Reatimes, chị Hiền, 55 tuổi ở quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội có nhu cầu mua đất ở quê để đầu tư lâu dài. Sau những cơn sốt đất đầu năm, chị tìm mua đất với hy vọng giá sẽ giảm ít nhiều so với đợt trước và cũng là để vừa kịp đón Tết Nguyên đán cho một năm buôn bán thuận lợi.

“Ngay sau hết giãn cách, tôi đã nhiều lần đi tìm hiểu thị trường bất động sản của các vùng ven Hà Nội. Có một thực tế là, giá đất ở những khu vực này vẫn có xu hướng tăng, trong khi các dự án vẫn đang chỉ 'nằm' ở lời nói các môi giới. Trong tầm tài chính của mình, tôi nghĩ nếu mua đất ở các thành phố gần Hà Nội như Phủ Lý, Hải Dương, Hòa Bình, Bắc Giang,…, về lâu dài có thể thu được lợi nhuận cao", chị Hiền chia sẻ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Công trình xanh mãi chưa “cất cánh“: Cần tháo chốt về “đòn bẩy“ tài chính xanh

Công trình xanh tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển từ khoảng năm 2000 nhưng đến nay mới chỉ có trên 200 công trình đã được cấp chứng nhận công trình xanh chính thức, một số công trình đang ở giai đoạn đăng ký chứng nhận công trình xanh.

Thực tế, việc xây dựng các công trình, các đô thị theo hướng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, giảm phát thải là xu hướng chung của các nước trên thế giới và Việt Nam. Bởi các công trình xanh đem lại hiệu quả về mặt năng lượng, môi trường và kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, số lượng các dự án được cấp chứng nhận công trình xanh còn ít.

Tại hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Công trình xanh - Tài chính xanh trong phát triển dự án bất động sản” được tổ chức mới đây, các chuyên gia đã lý giải về những rào cản phát triển công trình xanh tại Việt Nam và đưa ra những quan điểm tháo gỡ rào cản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top