Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp “vượt sóng“ cách nào?

Thứ Ba, 15/11/2022 - 10:32

Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp "vượt sóng" cách nào?; Mòn mỏi ngóng “phao cứu sinh”... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp "vượt sóng" cách nào?

Từ tháng 3/2020, Chính phủ đã công bố các giải pháp tổng thể chống dịch Covid-19, bao gồm các gói chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong đó, có việc giảm mạnh lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm vào tháng 3/2020; rồi tiếp tục giảm lần 2 từ mức 5% xuống 4,5% vào tháng 5/2020.

Đồng thời, cũng tiến hành hàng loạt các biện pháp miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ… để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tiếp đó, một lượng tiền lớn đã được đưa ra thị trường thông qua các gói kích thích tăng trưởng kinh tế .

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ

Trong thời gian vừa qua thị trường liên tục đón nhận những thông tin rất tiêu cực từ việc một số lãnh đạo doanh nghiệp lớn liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu. Có thể thấy hai trụ cột của thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đều đang phơi bày những mặt trái của nó và làm cho nhà đầu tư mất hoàn toàn niềm tin vào các thị trường này. 

Hệ quả là thị trường cổ phiếu có mức thanh khoản sụt giảm thấp nhất trong hai năm trở lại đây cũng như số lượng tài khoản mở mới thấp kỷ lục, kèm theo đó là sự sụt giảm của chỉ số VN-Index khi từ 1.500 điểm xuống còn trên dưới 1.000 điểm, tương đương với 30% giá trị vốn hóa thị trường đã bốc hơi. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi mà số lượng trái phiếu phát hành thành công giảm kỷ lục và các nhà đầu tư đua nhau rút vốn khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu vì lo sợ rủi ro trong tương lai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần thiết phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo GDP quý III/2022 tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước, và GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011 - 2022. Thực tế những nốt trầm từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đời sống người dân vẫn khó khăn, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn trầm luân trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đầu vào leo thang và dòng vốn cho sản xuất kinh doanh hạn hẹp.

Trong khi đó, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta được nhận định khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với nền thấp của cùng kỳ năm trước. Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Đó là những điểm đáng mừng, đánh dấu sự nỗ lực của toàn bộ đất nước trong công cuộc phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mòn mỏi ngóng “phao cứu sinh”

Tháng 11 hàng năm thường là thời điểm bận rộn của các ngành nghề, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản, bởi các chủ đầu tư, đơn vị môi giới, nhà thầu xây dựng… đẩy mạnh cuộc đua nước rút để hiện thực hóa kế hoạch cả năm và chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, không khí của thị trường bất động sản năm nay diễn ra khá bất thường.

Dạo một vòng quanh thị trường bất động sản phía Nam những ngày đầu tháng 11/2022, ghi nhận của phóng viên cho thấy, từ hoạt động môi giới đến tiến độ xây dựng tại nhiều công trình rơi vào cảnh đìu hiu. 

Tại một đại dự án bất động sản ở Đồng Nai, công trình mà trước đó không lâu, công nhân xây dựng, nhân viên kinh doanh ra vào tấp nập, giờ đây thưa thớt bóng người.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần thống nhất nội hàm của “nhà đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp“

Thời gian qua, nhiều địa phương đã chỉ định nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, khi doanh nghiệp chưa đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là những trường hợp mà doanh nghiệp chỉ mới có hợp đồng hợp tác đầu tư với cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận và được địa phương cho rằng nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM, Khoản 10, Điều 3, Luật Đất đai 2013, quy định về "Chuyển quyền sử dụng đất": “10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top