Có nên xuống tiền mua bất động sản “cắt lỗ” trong giai đoạn này?
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều trường hợp bán cắt lỗ. Tình trạng này diễn ra chủ yếu từ những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn, ôm đất vị trí xấu và lo thị trường hạ nhiệt sẽ còn giảm sâu.
Đang rao bán cắt lỗ mảnh đất tại Bắc Giang, anh Phương, nhà đầu tư từ Hà Nội cho biết, tháng 10/2021, có trong tay 2 tỷ đồng, anh đã xuống tiền mua mảnh đất rộng gần 100m2, tương đương 20 triệu đồng/m2.
“Lúc tôi mua thị trường vẫn đang rất sôi động, thậm chí tăng giá mạnh. Nghĩ rằng sẽ trúng mánh lớn từ mảnh đất này nên dù có người trả cao nhưng tôi vẫn không bán. Sang đầu năm 2022, vì cần tiền nên tôi rao bán mảnh đất này”, anh Phương nói.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 4 tháng trôi qua nhưng mảnh đất của anh Phương vẫn “nằm im bất động”. Thậm chí, dù đã giảm giá tới 200 triệu đồng so với lúc xuống tiền nhưng mảnh đất đó vẫn chưa có người mua.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hai điểm trọng yếu ảnh hưởng tới bất động sản văn phòng hạng A năm 2022
Thực tế thị trường ghi nhận phần lớn khách thuê văn phòng đang thay đổi thói quen sử dụng bất động sản sau 2 năm Covid-19 bùng phát. Theo ghi nhận từ Savills, công suất thị trường bất động sản văn phòng Hà Nội vừa qua tăng 2% theo quý, một phần nhờ vào sự cải thiện nguồn cung đến từ phân khúc hạng A. Dự kiến, đến cuối năm 2022, 6 dự án sẽ gia nhập thị trường trong đó có một dự án hạng A.
Đáng chú ý, khách thuê sẽ có những lựa chọn về văn phòng hạng A mới với chất lượng cao hơn bắt đầu từ cuối năm nay. Các dự án mới này sẽ cạnh tranh mạnh với các tòa nhà hiện hữu về chất lượng, dịch vụ và giá cả.
Trong đó có hai yếu tố chính mang đến cơ hội cho thị trường văn phòng và ảnh hưởng tới quyết định thuê mặt bằng của khách thuê doanh nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chuyển đổi số trong bất động sản giúp hạn chế rủi ro, tăng doanh thu
Với hệ thống thủ tục và pháp lý phức tạp, bất động sản vẫn luôn là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Việc bán nhà, đất, cho thuê… có thể mất hàng tháng, hàng năm và cũng không có cách nào để nhận được số tiền đó một cách nhanh chóng. Giá trị tài sản cao khiến bất động sản không phải là thứ hàng hóa dành cho mọi người. Chưa kể, rủi ro của ngành bất động sản từ lâu đã là một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế, khi các dòng chảy về tài chính đều liên quan tới các định chế ngân hàng, hay việc huy động nguồn vốn lớn từ công chúng (cổ phiếu, trái phiếu).
Chuyển đổi số, như quá trình dịch chuyển từ các quyết định tự phát của thị trường sang các quyết định dựa trên nền tảng dữ liệu, được mong đợi sẽ mang lại giải pháp dẫn dắt ngành công nghiệp này vượt qua những vấn đề nội tại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhìn lại sóng tăng giá bất động sản từ lực đẩy hạ tầng
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường bất động sản phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, chứng kiến giá bất động sản không ngừng tăng cao.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng như nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm, lạm phát, chỉnh trang đô thị, đầu cơ tích trữ đất đai... nhưng dễ nhận thấy là do quy hoạch hạ tầng và nơi nào có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, có hướng mở trong quy hoạch, thì giá trị bất động sản nơi đó thường tăng mạnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ghé thăm căn nhà đậm chất làng quê Việt được xây dựng để hiếu kính cha mẹ
Ngôi nhà mang tên “Tranquille House” được xây dựng như một món quà của một người con đất Huế gửi tặng cho cha mẹ để an hưởng tuổi già. Vì là nhà dành cho người lớn tuổi nên thiết kế hướng đến sự tối giản, tiện dụng, mang lại cảm giác mộc mạc ấm cúng.
Phong cách chủ đạo của ngôi nhà là kiểu dáng truyền thống thể hiện qua hệ thống mái ngói đồng bằng đất sét, một loại ngói cổ của thành phố Huế, được gọi là ngói Liệt.