Aa

Bất động sản 24h: Liệu có mua được bất động sản giá rẻ tại thời điểm này?

Thứ Tư, 15/06/2022 - 10:30

Liệu có mua được bất động sản giá rẻ tại thời điểm này?; Đất nền khan hiếm, lại trông chờ những cuộc đấu giá?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Liệu có mua được bất động sản giá rẻ tại thời điểm này?

Tâm lý giữ hàng để chờ tăng giá đã không còn khi thị trường xuất hiện dấu hiệu cục bộ. Một số nhà đầu tư bắt đầu bán tháo. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương.

Cơn sốt đất ở một huyện tỉnh Hải Dương điển hình như tại Bình Giang nhanh chóng nguội lạnh. Giá đất tăng quá cao trong thời gian dài đã hút lượng lớn nhà đầu tư tới. Trước đó, thông tin dự án đổ bộ liên tục như trục đường Đông - Tây, trục Bắc - Nam, đường kết nối cao tốc Hải Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc đã xuất hiện. Theo anh T. (môi giới khu vực này), nhà đầu tư bỏ cọc vì giá đã quá cao.

Tình trạng bán tháo cũng bắt đầu xuất hiện cục bộ tại một số khu vực từng sốt nóng như ở Việt Yên (Bắc Giang), Sầm Sơn (Thanh Hoá). Hiện tượng giảm giá không ghi nhận trên thông tin rao bán nhưng thực tế nhiều bên bán đang ngầm thỏa thuận cắt lỗ 5 - 10% để đẩy nhanh tiến độ giao dịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất cập công tác quy hoạch: Quản lý lỏng lẻo, chậm trễ và tùy tiện!

Mới đây, tại kết luận của Đoàn Giám sát Quốc hội cũng như Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ những bất cập trong công tác quy hoạch hiện nay.

Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khoá XV, trình bày báo cáo của đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra một loạt tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Trong đó nêu rõ, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 rất chậm so với yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn khi còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành lập, phê duyệt. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Đất vàng" Hà Nội bỏ hoang: Lãng phí quá lớn, ai chịu trách nhiệm?

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2021, Hà Nội đang có gần 400 dự án chậm triển khai. Trong đó có dự án chậm gần... 20 năm của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị UDIC tại lô đất vàng B2, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội).

Năm 2004, UBND TP. Hà Nội có quyết định cho Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (nay là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị UDIC) thuê 5.000m2 đất tại lô B2, khu đô thị mới Yên Hoà (phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) để xây dựng trụ sở văn phòng các đơn vị thành viên, thời hạn thuê 30 năm.

Thế nhưng gần 20 năm trôi qua, dự án vẫn chưa đưa vào sử dụng, lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị. Nhiều người dân khu vực đồng loạt phản ánh tình trạng rác thải tập kết ở đây, nhưng chính quyền chưa có biện pháp nào xử lý dứt điểm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền khan hiếm, lại trông chờ những cuộc đấu giá?

Nguồn cung bất động sản ở tất cả các phân khúc trên thị trường đều đang trong tình trạng khan hiếm. Trong đó, nguồn cung đất nền thời gian qua phần lớn không nằm ở các dự án của các chủ đầu tư mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Khan hiếm nguồn cung là tình trạng chung trên thị trường trong hai năm vừa qua. Do chịu tác động rất nặng nề của dịch bệnh nên số lượng dự án mới giảm mạnh. Theo thống kê của DKRA Vietnam, thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh giáp ranh trong tháng 5 chỉ ghi nhận 889 sản phẩm mới, giảm mạnh 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù giá bán thứ cấp tăng phổ biến 7 - 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng thanh khoản trên thị trường đã có sự sụt giảm. Theo DKRA Vietnam, nguyên nhân phần lớn đến từ động thái siết chặt tín dụng, kể cả những dự án đã có sổ từng nền. Đơn vị này dự báo, nguồn cung và sức cầu phân khúc đất nền sẽ tiếp tục giảm trên toàn thị trường trong thời gian tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TS. Cấn Văn Lực: Việt Nam còn nhiều dư địa cho kênh tín dụng vào bất động sản

Ngày 9/6, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027). Tại đại hội, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã chia sẻ góc nhìn về tác động của việc siết dòng vốn tín dụng đối với thị trường bất động sản. Dưới đây, là bài ghi nhận quan điểm và chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực tại đại hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top