Nhà thổ cư Hà Nội: Người mua “khóc ròng” vì giá cao
Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm nhưng nhu cầu sở hữu nhà của người dân ở đô thị lớn như Hà Nội ngày càng tăng cao, điều này làm chênh lệch cung - cầu ngày càng lớn buộc giá thành càng tăng cao. Bên cạnh đó, từ xưa tới nay, người dân đa phần thích sở hữu nhà thổ cư hơn là chung cư bởi khả năng tăng giá cao.
Chỉ riêng từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều nơi tại Hà Nội giá nhà đã tăng lên tới 30%, thậm chí kể cả những nơi xa trung tâm cũng có giá vài chục triệu đồng mỗi mét vuông.
Đơn cử, tại khu vực Nam Dư (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai), một căn nhà có diện tích 30m2, đã xây dựng 5 tầng, nằm ở mặt ngõ ô tô tránh nhau, thời điểm cuối năm 2021 có giá 3,5 tỷ đồng thì nay đã tăng lên 4,3 - 4,8 tỷ đồng, tăng khoảng 30%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản: Rất cần vốn để phát triển bền vững
Báo cáo tại “Hội nghị phát triển bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững” ngày 14/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hết tháng 5/2022, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của toàn hệ thống là 309.506 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2021. Trong đó, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp xây dựng, bất động sản là 154.050 tỷ đồng, chiếm 49,8% so với tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp toàn hệ thống, tăng 18,7% so với cuối tháng 12/2021.
Thế nhưng, sự tăng trưởng này phần lớn đến từ quý I, sang đầu quý II, thị trường chứng kiến sự chững lại đột ngột của dòng vốn nói chung và vốn từ huy động trái phiếu nói riêng. Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang có biểu hiện giảm thanh khoản và bất ổn lớn nhất là giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chỉ đạt 8,6 nghìn tỷ trong quý II, giảm 79% so với quý I.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều định hướng lớn về tổ chức không gian đô thị Nha Trang
Quy hoạch sử dụng đất TP. Nha Trang thời kỳ 2021 - 2030 sẽ bổ sung các định hướng lớn về tổ chức không gian đô thị. Trong đó rà soát, bổ sung các định hướng phát triển đô thị sinh thái trên núi, các khu vui chơi giải trí trên biển, phát triển đô thị dọc sông Cái…
Theo đánh giá của đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Quy hoạch và Thiết kế xây dựng miền Trung, Quy hoạch sử dụng đất TP. Nha Trang đến năm 2020 đã đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Theo chân nhà đầu tư săn “hàng ngộp” trên thị trường địa ốc
“Hàng ngộp” là cách giới đầu tư nói về bất động sản bị bán tháo mỗi khi thị trường gặp khó khăn. Tại TP.HCM, gần đây, lượng “hàng ngộp” có chiều hướng tăng lên do nhiều người kẹt tiền hoặc nợ ngân hàng buộc phải bán nhà, đất với giá “mềm” hơn so với giá thị trường và theo đó, cũng bắt đầu xuất hiện các đội nhóm đi săn “hàng ngộp”.
Những ngày trung tuần tháng 7/2022, theo chân một số nhà đầu tư đi săn “hàng ngộp” trên thị trường nhà phố tại TP.HCM, ghi nhận của phóng viên cho thấy, thực tế câu chuyện “hàng ngộp” ở đây chỉ là số ít trường hợp thực sự kẹt tiền, muốn ra hàng nhanh nên chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường từ 5 - 10%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thu hồi dự án “treo” ở Thanh Hóa: “Cán bộ không làm tròn trách nhiệm thì nên thay thế”
164 dự án có sử dụng đất chậm tiến độ là con số vừa được ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu ra tại kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, cách đây không lâu. Trong số đó, nhiều dự án được tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm nhà đầu tư không triển khai dù đã được gia hạn nhiều lần. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư khác có nhu cầu đầu tư lại không có đất…
Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề dự án “treo” được đưa vào chương trình nghị sự kỳ họp với hẳn một “chuyên đề” tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, quyết liệt. Chừng ấy thông tin cũng đủ hiểu mức độ quan tâm của cử tri, dư luận lớn như thế nào về những dự án đang ngày một làm nghèo quê hương.