Aa

Bất động sản 24h: Qua thời “cứ bỏ tiền vào đất là lãi tiền tỷ“

Thứ Bảy, 28/01/2023 - 10:08

Qua thời "cứ bỏ tiền vào đất là lãi tiền tỷ"; Năm 2023, liệu sốt đất sẽ xảy ra ở khu vực nào?... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Qua thời "cứ bỏ tiền vào đất là lãi tiền tỷ"

Còn nhớ, Tết Nguyên đán năm 2022, tôi về quê (Nam Định) đi thăm từng nhà người thân, quen, họ hàng để hỏi thăm sức khỏe. Khi đó, tôi bất ngờ vì ai mở đầu câu chuyện cũng là những vấn đề liên quan tới "sốt đất".

Bác H - một người bác của tôi đã sang tuổi tứ tuần, kinh doanh tạp hóa ở quê khoe, năm 2021 bắt đầu bén duyên với bất động sản. Trong cuộc trò chuyện với tôi dịp Tết 2022, bác H rất say sưa khi kể về những thương vụ đầu tư chớp nhoáng đã lãi vài trăm triệu đồng. Một vài thương vụ như thế, bác đã có cả tỷ đồng trong tay.

Bác H còn nói: "Đi buôn đất mới thấy thiên hạ họ kiếm tiền rất kinh khủng, mình cứ loanh quanh bán gói muối, chai nước mắm ở quê thì biết bao giờ mới giàu. Không chỉ bác mà rất nhiều người trong xóm mình cũng đi lướt sóng đất đã thắng quả lớn. Quả thật, bác thấy cứ bỏ tiền vào đất là lãi tiền tỷ".

Thời điểm đó, anh Q - anh họ của tôi sinh sống và làm việc tại Nha Trang (Khánh Hòa), vốn là nhân viên của khách sạn với mức lương khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Do bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nên bỏ việc và bắt đầu với nghề môi giới bất động sản.

Ngoài làm môi giới, anh Q còn liên tục mạnh tay đầu tư những lô đất có giá trị hàng tỷ đồng. Trong dịp về quê nghỉ Tết năm 2022, anh khoe, trong 1 năm đã nắm giữ được nhiều mảnh đất đất với tổng tài sản hàng chục tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Năm 2023, liệu sốt đất sẽ xảy ra ở khu vực nào?

Sốt đất từng là thông tin quen thuộc xuất hiện ở thời điểm đầu năm sau Tết Nguyên đán. Thậm chí, giai đoạn 2017 - đầu năm 2022, sốt đất bùng nổ lan rộng trên nhiều tỉnh thành.

Sốt đất sẽ khó xảy ra nhất là khi thị trường đang chật vật thanh khoản.

Bước sang năm 2023, theo nhận định của giới chuyên gia, sốt đất sẽ khó xảy ra nhất là khi thị trường đang chật vật thanh khoản.

Ở góc nhìn lạc quan, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản vẫn sẽ xuất hiện những cơn sốt đất cục bộ tại một số địa phương khi có quy hoạch và đầu tư hạ tầng mới. Ông Hà còn cho rằng, giá bất động sản tăng không phải do sốt ảo, tâm lý đầu tư theo số đông như giai đoạn trước, mà là tăng giá trị thật do hạ tầng phát triển và chất lượng dự án tốt.

Dưới góc nhìn phong thuỷ, theo chuyên gia phong thuỷ Phạm Cương, năm 2023 sẽ rất khó có sóng lớn, chủ yếu là những con sóng nhỏ ăn theo dòng chảy đầu tư công, liên quan đến quy hoạch hạ tầng đường xá, sân bay, cầu đường…

Đưa ra nhận định thận trọng hơn, ông Lưu Ngọc Long, Chủ tịch Trường An Group nhận định, trước đó những cơn sốt đất xảy ra xuất phát từ việc những nhà đầu tư cá nhân mua đất, tự phân lô tách thửa. Dựa thông tin quy hoạch, sốt đất xuất hiện. Song đến hiện tại, ng  uồn cung của bất động sản phân lô tách thửa dư thừa. Trong khi đó, nguồn cung này không đáp ứng nhu cầu ở thực tế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Văn phòng môi giới bất động sản đìu hiu ngày khai xuân

Còn nhớ, Tết Nguyên đán năm 2022, khi đó thị trường bất động sản vẫn rất sôi động, nhiều nhà đầu tư tranh thủ dịp nghỉ Tết đi xem, mua đất lấy may đầu năm. Khi đó, môi giới bất động sản đã tất bật ngay từ những ngày khai xuân đưa đón, tư vấn khách hàng.

Tuy nhiên, ở năm nay khung cảnh đã hoàn toàn trái ngược, một số văn phòng môi giới bất động sản mở cửa từ mùng 4 Tết Nguyên đán nhưng ngồi chờ đợi cả ngày cũng không có khách hàng nào qua.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc văn phòng môi giới bất động sản T.P tại Hà Nội cho biết, ngày mùng 4 được đánh giá là tốt để khai xuân. Nên từ sáng sớm anh đã mở cửa để chào đón những vị khách đầu tiên của năm 2023. Song, dù chờ đợi tới cuối giờ chiều nhưng cũng không có ai ghé qua.

"Năm ngoái, từ mùng 2 Tết đã rất nhiều nhà đầu tư tranh thủ ngày nghỉ liên lạc nhờ dẫn đi xem đất, khi đó các nhân viên của văn phòng phải hoạt động hết công suất để phục vụ. Ở năm nay hoàn cảnh đã trái ngược, từ giữa năm ngoái thị trường đã trầm lắng, nhiều nhà đầu tư tỏ ra đã chán bất động sản", anh Tuấn nói.

Theo anh Tuấn, thông thường dịp cuối năm và đầu năm là thời điểm thị trường bất động sản sôi động. Nhưng với những khó khăn của thị trường hiện tại, anh e ngại sẽ tiếp tục trầm lắng kéo dài. Do vậy, năm nay có thể nhiều môi giới sẽ tiếp tục "đói" giao dịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Loay hoay chờ bắt đáy, nhà đầu tư bất động sản dễ bỏ lỡ thời điểm vàng?

Thực tế, từ khoảng đầu quý II/2022, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng trầm lắng. Không ít phân khúc bất động sản đã xuất hiện tình trạng giảm giá, cá biệt có không ít nhà đầu tư phải rao bán giá cắt lỗ, giảm sâu.

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, một số chủ đất phải đang loay hoay tìm cách bán ra, thì một số nhà đầu tư có sẵn tiền mặt lại chờ đợi giá sẽ giảm thêm mới mua vào nhằm tối ưu lợi nhuận. Thực tế này đã khiến thị trường kém thanh khoản.

Một số chủ đất phải đang loay hoay tìm cách bán ra, thì một số nhà đầu tư có sẵn tiền mặt lại chờ đợi giá sẽ giảm thêm mới mua vào nhằm tối ưu lợi nhuận. (Ảnh: Reatimes)

Một số nhà đầu tư bất động sản có kinh nghiệm cho rằng thời điểm thị trường chững lại, giá giảm như hiện nay là cơ hội 10 năm mới có một lần để đầu tư. Thời điểm này, nhiều người gặp áp lực tài chính ồ ạt bán ra bất động sản, nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn vị trí tốt, hoặc có thể thương thảo để nắm giữ lâu dài.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tháng 1 năm nay, mặt bằng giá gần như đi ngang, nhiều nhà đầu tư, khách hàng đã bắt đầu rục rịch xuống tiền với tâm thế sẵn sàng chờ "bắt đáy" bất động sản.

Chủ tịch VARS Nguyễn Văn Đính cho rằng, để tìm lời giải cho thời điểm "bắt đáy" bất động sản, khách hàng có nhu cầu mua để tích trữ tài sản và đầu tư đều cần làm rõ một số vấn đề. Cụ thể, hiện trạng tài chính của bản thân; nhu cầu, mục đích, thời hạn đầu tư; bối cảnh tại khu vực dự định xuống tiền.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần kế hoạch hành động mới mẻ, quyết liệt với khát vọng Việt Nam trở thành cường quốc du lịch thế giới

Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030 với các mục tiêu đầy tham vọng: Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững; Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới; tổng thu từ khách du lịch đạt 130 - 135 tỷ USD, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%; tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm; đón được ít nhất 50 triệu khách quốc tế và 160 triệu khách nội địa.

Chiến lược mới được đưa ra sau một năm ngành du lịch thiết lập đỉnh cao mới. Năm 2019, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, khách du lịch quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, nội địa 85 triệu lượt người. Tổng thu của ngành du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, trong đó, nguồn thu từ khách quốc tế chiếm đến 65% tổng nguồn thu. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể khi vượt qua Indonesia để xếp hạng thứ 4 trong ASEAN về lượng khách quốc tế.

Tuy nhiên, ngay sau khi ban hành kế hoạch mới, ngành du lịch đã buộc phải "đóng cửa" với du khách quốc tế do tác động của đại dịch Covid-19. Sau hai năm đại dịch, ngày 15/3/2022, Việt Nam mở cửa trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top