Thị trường bán lẻ 2022: Chờ bùng nổ nguồn cung mới
Trong khi các chuỗi bán lẻ trong nước mở rộng mạnh mẽ, nhiều thương hiệu quốc tế mới đang tìm cách gia nhập thị trường và các thương hiệu cao cấp đang lên kế hoạch mở rộng quy mô.
Báo cáo thị trường bán lẻ Hà Nội quý 1/2022 của Colliers cho thấy, giá thuê trung bình tại khu vực trung tâm từ 92 USD/m2/tháng, tỷ lệ trống trung bình khoảng 13%. Trong khi đó, tại khu vực ngoài trung tâm, giá thuê khoảng 21 USD/m2/tháng với tỷ lệ trống trung bình khoảng 27%
Theo Colliers, do các nhà bán lẻ có xu hướng thận trọng khi thực hiện giao dịch thuê mặt bằng nên giá thuê vẫn giảm so với quý trước.
Về nguồn cung, thị trường Thủ đô đang mong chờ vào các dự án quy mô lớn như Vincom Megamall Smart City, Lotte Ciputra Mall. Hai dự án trên sẽ sớm được tung ra thị trường vào năm 2022 và cung cấp cho thị trường 268.000m2 diện tích cho thuê. Ngoài ra, các giao dịch cho thuê mặt bằng nhỏ lẻ ở Tràng Tiền Plaza, Metropole Arcade hay Pacific Place cho thấy các thương hiệu hạng sang vẫn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản hạ nhiệt, nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi cơn sốt đất 10 năm trở lại
Sau một thời gian dài nhiều người đổ xô vào đầu tư thị trường bất động sản ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đến nay các hoạt động trở lại bình thường nên nhà đầu tư đã trở lại với nghề chính của mình.
Theo khảo sát của giới kinh doanh bất động sản ở TP. Vinh (Nghệ An), thời gian xảy ra “sốt đất” gần 1 năm qua ở thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong thời gian này, đỉnh điểm bất động sản diễn ra cơn sốt vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm ngoái đến những ngày đầu tháng 4 năm nay.
Vào thời điểm trên, do dịch bệnh bùng phát, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, dạy học và nhiều ngành nghề khác rất nhàn rỗi. Dẫn đến, nhiều thành phần trong xã hội đổ xô nhảy vào hoạt động buôn bán bất động sản. Chưa bao giờ thị trường các tỉnh miền Trung lại trở nên sôi động giữa “cò đất và nhà đầu tư”, họ có mặt khắp nơi từ thành thị đến vùng nông thôn hẻo lánh như lúc bấy giờ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản phía Nam khởi sắc nhưng cần tính đến câu chuyện phát triển bền vững
Bước sang năm 2022, cùng với nỗ lực miễn dịch cộng đồng và nới lỏng giãn cách xã hội, thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới, đồng thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản phía Nam nói riêng đang từng bước khởi sắc.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam lần lượt công bố ra mắt dự án, sản phẩm mới như Tập đoàn Vạn Phúc ra mắt dự án chung cư cao cấp tại TP.HCM, Phú Đông Group ra mắt chung cư tại TP. Dĩ An… Việc xuất hiện nhiều dự án mới cho thấy thị trường bất động sản phía Nam đang trên đà hồi phục, khởi sắc sau hai năm trầm lắng do đại dịch Covid-19.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trông đợi điểm tựa pháp lý
Thời gian qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam đã kéo theo sự sôi động của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trên cả nước, từ những dự án ven biển tại Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận)… đến các dự án tại những thành phố du lịch như Hà Nội, TP.HCM hay khu vực vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt…
Mặc dù là một thị trường nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhà đầu tư và từng có giai đoạn phát triển rầm rộ nhưng thực tế từ năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng đang phải chứng kiến những “nhịp chững” không nhà đầu tư nào mong muốn, nguồn cung mới giảm nhiệt đáng kể. Thậm chí, nhiều thị trường trọng điểm đã giảm đáng kể sức hấp dẫn, số lượng dự án nghỉ dưỡng sụt giảm nhanh chóng, các doanh nghiệp triển khai dự án gặp khó khăn còn nhà đầu tư loại hình bất động sản này "mắc kẹt" với tâm lý e dè.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM: Doanh nghiệp gặp khó vì yêu cầu làm lại chủ trương đầu tư
Mặc dù doanh nghiệp đã được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư vào năm 2018 và được phép thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội, song nay Sở Kế hoạch - Đầu tư yêu cầu doanh nghiệp làm lại chủ trương đầu tư.
Thông tin này được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, tại văn bản số 14/2022/CV- HoREA ngày 15/3/2022 gửi UBND TP.HCM, Sở Xây dựng báo cáo tổng hợp kiến nghị của 57 doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc” cho 64 dự án bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội.
Theo HoREA, dự án Khu nhà ở Sài Gòn Thới An do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sài Gòn 9 làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 3 ha đã UBND TP.HCM “chấp thuận đầu tư” năm 2018. Dự án cũng đã được phép thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội “nộp bằng tiền” do dự án dưới 10 ha (quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP). Đồng thời, dự án này đã được UBND quận 12 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2018.
Tuy nhiên, đến nay, hướng dẫn của Sở Kế hoạch - Đầu tư yêu cầu Công ty thực hiện lại thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”. Nguyên nhân là bởi chính sách về nhà ở xã hội của Nhà nước đã có sự thay đổi. Cụ thể, khoản 4, Điều 1, Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định “trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị đặc biệt… phải dành 20% tổng diện tích đất ở… để xây dựng nhà ở xã hội”.