Giá bất động sản tăng tràn lan khắp nơi, “lãi ảo” nhưng “chôn” vốn thật
Hiện nay, thị trường bất động sản xuất hiện nghịch lý khi giá đất tại nhiều nơi do đầu cơ thổi giá liên tục leo thang, bỏ qua rất xa khả năng chi trả của đại đa số người có nhu cầu thực. Theo đó, xảy ra hiện tượng “lãi ảo”, giá tăng chỉ là truyền miệng còn thực tế giao dịch lại rất ít.
Báo cáo thị trường quý I/2022 của batdongsan.com.vn cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, loại hình đất và đất nền dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành.
Theo đó, tại miền Bắc, giá rao bán đất, đất nền ở miền Bắc tiếp tục tăng cao. Cụ thể, giá rao bán đất thổ cư ở Bắc Giang tăng 35%, theo sau là Hải Phòng tăng giá 29% so với trung bình năm 2021. Các tỉnh khác như Bắc Ninh, Quảng Ninh lần lượt ghi nhận giá đất đội lên 16% và 20%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thách thức và cơ hội cho phân khúc bất động sản thương mại, dân cư
Trước những lo ngại về tác động của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn hiện hữu, bất động sản thương mại sẽ đứng trước nhiều thách thức. Trong khi đó, đối với bất động sản dân cư, nguồn cung dự phóng sẽ cải thiện rõ rệt.
Tại báo cáo ngành bất động sản vừa công bố, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) bày tỏ góc nhìn tích cực về phân khúc bất động sản thương mại và dân cư trong năm 2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Khóa van” tín dụng bất động sản, nên “siết” đúng đối tượng
Tín dụng đổ vào bất động sản giảm từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2020; đến cuối năm 2021, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản duy trì khoảng 12%.
Hai vợ chồng đi làm với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng, nhiều năm nay gia đình chị Hoàng Hà (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) luôn tằn tiện tích cóp để thực hiện ước mơ mua một ngôi nhà riêng. Sau công cuộc tìm kiếm khá vất vả, chị Hà chọn được một căn hộ chung cư gần 90m2 khá ưng ý tại khu vực quận này có mức giá 2,4 tỷ đồng.
Gia đình chị dự định mua với kế hoạch vay lãi ngân hàng và trả trong dài hạn. Thế nhưng, trước thông tin các ngân hàng đang siết chặt cho vay bất động sản đang khiến giấc mơ của chị Hà cũng như nhiều gia đình khác rơi vào nỗi lo gián đoạn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Luật hóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” - Giải pháp hài hòa lợi ích các bên
"Đất ở không hình thành đơn vị ở" tuy chưa được pháp luật quy định nhưng thực chất loại đất này mang bản chất đất ở nông thôn. Các chuyên gia cho rằng, cần luật hóa khái niệm này để gỡ điểm nghẽn cho thị trường.
Vướng mắc pháp lý đất ở nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) tại Khánh Hòa thời gian qua đã gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể tham gia thị trường, từ chủ đầu tư đến nhà đầu tư thứ cấp, thậm chí là cả chính quyền địa phương. Đặc biệt, vướng mắc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng khi doanh nghiệp và nhà đầu tư mang tâm lý e dè, "chim sợ cành cong" trước khi bỏ vốn, vô hình trung khiến sự phát triển của thị trường bị chững lại, và hệ lụy có thể kéo dài trong nhiều năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gia tăng hiệu quả công cụ quản lý đất đai để chặn “sốt đất”
Ngoài các khu vực vùng ven Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình..., “virus” gây sốt đất nền đã manh nha xuất hiện ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Những tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk... trong vài tháng qua đã quay cuồng trong cơn sốt đất chưa từng thấy khi nhà đầu tư tại nhiều địa phương trên cả nước đổ về khu vực này tìm kiếm cơ hội đầu tư đất nền. Theo phản ánh của báo chí, giá đất có nơi đã lên tới 100 triệu đồng/m2.
Hơn lúc nào hết, bài toán quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai ở các địa phương cần được chú trọng để những cơn sốt đất có thể mang lại giá trị thật, thay vì sốt đất ảo, đẩy giá đất tăng và kéo theo nhiều hệ lụy như hiện nay.