Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư lướt sóng cần cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của “cò dởm”

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 19/05/2022 - 10:30

Nhà đầu tư lướt sóng bất động sản cần cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của "cò dởm"; Thị trường bất động sản: “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhà đầu tư lướt sóng bất động sản cần cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của "cò dởm"

Trong thời điểm sốt đất, giá bất động sản đang tăng “chóng mặt”, nhiều nhà đầu tư lướt sóng dễ kiếm lời. Nhưng cũng không ít trường hợp, nhà đầu tư lại trở thành con mồi trong chiêu thức tinh vi của một số nhóm lừa đảo.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản hồi phục và nóng lên khiến các nhà đầu tư dễ dàng "lướt sóng" khi đụng đâu cũng có lời. Họ mua bán nhanh chốt lời nhanh, thậm chí tỷ suất sinh lời cao, gấp 1,5 - 2 lần.

Tuy nhiên, ở thời điểm người người, nhà nhà đều nói chuyện đầu tư bất động sản, thì có khá nhiều người chưa có kinh nghiệm đã dễ dàng trở thành "con mồi" lý tưởng của nhóm lừa đảo.

Trên thực tế, không ít trường hợp nhà đầu tư lướt sóng bị mất trắng hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng chỉ vì tin tưởng vào lời mời gọi mua nhanh, bán dễ có lời cao của những người gắn mác "môi giới bất động sản".

Từng chứng kiến nhiều khách hàng của mình vướng phải vòng xoáy và bị mất tiền oan do chiêu trò tinh vi này. Anh Minh Quy - một môi giới bất động sản nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất nền chia sẻ: "Lợi dụng nhiều nhà đầu tư lướt sóng có biểu hiện nóng vội và non kinh nghiệm, một số cò đất đã cấu kết với nhau đưa vị khách này vào chiêu trò, khiến nhà đầu tư mất tiền một cách công khai và không thể làm gì được".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền vùng ven vẫn đang được săn đón

Tính đến hết quý I/2022, tại một số địa phương ở vùng ven Hà Nội, TP.HCM… lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng gần 2 - 3 lần so với cuối năm 2021.

Thời gian gần đây, giá đất nền đang có sự chuyển động theo chiều hướng liên tục tăng tại các tỉnh lân cận thành phố lớn.

Bất động sản khu vực vùng ven các thành phố lớn là điểm nhấn thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

Báo cáo của Batdongsan.com.vn ghi nhận lượng quan tâm đất nền ở Hà Nội và TP.HCM trong quý I/2022 giảm lần lượt 9% và 4% so với quý I/2021. Ở chiều ngược lại, nhiều tỉnh thành khác chứng kiến mức độ quan tâm đất nền gia tăng như Đắk Lắk với mức tăng 58%; Khánh Hòa 48%; Bình Thuận 44%, Hưng Yên 15%, Quảng Nam 14%.   

Lý giải cho việc dịch chuyển của dòng tiền và sự sôi động ở nhiều địa phương, đơn vị này cho rằng, Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, du lịch sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã giúp phát triển các khu du lịch và khu công nghiệp tỉnh, kéo theo nhu cầu về bất động sản tăng tại các địa phương. Cùng với đó, nhiều tỉnh thành đón nhận các thông tin hạ tầng và các dự án tích cực.

Ngoài ra, dòng tiền nhàn rỗi của người dân vẫn tìm đến bất động sản - kênh “trú ẩn” được đánh giá là khá an toàn trước các thông tin về lạm phát. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quảng Nam xử lý việc ghi gộp đất ở và đất vườn thành đất thổ cư

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Trần Văn Tân đã chỉ đạo giải quyết tồn tại trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi mục đích sử dụng là “đất thổ cư” hoặc “đất ở + vườn”…

Tại thời điểm thi hành Luật Đất đai năm 1993, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi thực hiện việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (Giấy CNQSDĐ) đối với đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ đã kết hợp cấp cả đất ở và đất nông nghiệp chung trong một giấy chứng nhận và trong nhiều Giấy CNQSDĐ đã ghi gộp đất ở + đất vườn thành “đất thổ cư” ký hiệu chữ “T” mà không tách riêng diện tích đất ở và diện tích đất vườn, ao.

Do đó có nhiều trường hợp diện tích đất “thổ cư” ghi trên Giấy CNQSDĐ lớn hơn rất nhiều lần hạn mức đất ở, thậm chí có trường hợp đến 5.000 - 7.000m2 đất thổ cư mà không tách riêng diện tích đất ở.

Việc ghi trong Giấy CNQSDĐ loại “đất thổ cư” với diện tích lớn hơn hạn mức đất ở như nêu trên do không tách loại đất ở với loại đất nông nghiệp (vườn, ao, chuồng trại…) gắn liền với đất ở theo hiện trạng là không phù hợp với Luật Đất đai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Kiểm soát có chọn lọc tín dụng ngân hàng trên thị trường bất động sản

Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát không được ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.

Ảnh minh họa

Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Thời gian qua, do diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản và ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt trong sử dụng các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tín dụng nói riêng nhằm mục tiêu khơi thông dòng vốn, đảm bảo sự phát triển của thị trường theo hướng minh bạch, ổn định.

Cụ thể, để đảm bảo an toàn cho thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn điều hành chính sách một cách linh hoạt nhằm kiểm soát tình hình cấp tín dụng song không làm xáo trộn thị trường bất động sản như ban hành Thông tư số 19/2017/TT-NHNN có lộ trình cho phép các TCTD, chi nhánh NHNN được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn với tỷ lệ tối đa theo lộ trình, theo đó, từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45%; từ ngày 01/01/2019 là 40%; đồng thời quy định nhóm tài sản có hệ số rủi ro 200% là các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản. Thông tư số 22/2019/TT- NHNN (thay thế Thông tư 19/2017/TT-NHNN) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 tiếp tục lộ trình kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, theo đó, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn là 40%; từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2021 là 37%; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 là 34% và kể từ ngày 1/10/2022 sẽ giảm xuống 30%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”

Một số dự án bất động sản gây được tiếng vang đang hút mạnh dòng tiền, nhưng thanh khoản phần còn lại của thị trường khá dè dặt cho thấy dòng tiền đầu tư bất động sản cũng không “mưa trên diện rộng” như nhiều người vẫn nghĩ.

Thị trường bất động sản Hưng Yên nói chung, một dự án lớn vừa ra mắt tại đây nói riêng đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dòng tiền. Từ trước khi dự án này ra mắt, nó đã trở thành câu chuyện cửa miệng của hầu hết các môi giới địa ốc khu vực Hà Nội và thực sự đã có một làn sóng “chốt hàng” rất lớn sau khi siêu dự án nói trên ra mắt vào ngày cuối cùng của tháng 4/2022 vừa qua.

Trong vai trò một nhà đầu tư, phóng viên được chị Phương Nga, nhân viên một công ty đang phân phối dự án chào mời mua căn liền kề, diện tích 48m2 với giá từ 6,5 - 7,5 tỷ đồng/căn (tương đương 135 - 156 triệu đồng/m2, đã bao gồm tiền xây nhà).

Theo chị Nga, sở dĩ cùng một diện tích nhưng mức chênh giá lên đến 1 tỷ đồng là do yếu tố vị trí của các căn liền kề. Trước khi có bảng giá chính thức, chủ đầu tư dự án có ra giá rumor (giá dự kiến) cho căn liền kề khoảng 5,5 tỷ đồng/căn, tuy nhiên, giá thực tế được điều chỉnh tăng, không có khách hàng nào có thể mua được với mức giá rumor ban đầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top