Aa

Cảnh giác với 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà

Thứ Năm, 04/05/2017 - 14:01

Thanh khoản tiếp tục là nguyên nhân chính khiến lãi suất tăng; Việc lựa chọn chủ đầu tư đang làm “mất cơ hội” cải tạo chung cư cũ; Giá đất “nhảy múa” theo dự án hầm chui sông Hàn; Cảnh giác với 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

“Chiếc áo” đủ rộng để thị trường BĐS từ “vịt trời” hóa “thiên nga”

Sở dĩ thị trường BĐS Việt Nam vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, dần có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng ổn định và giành được sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài là do thể chế cho thị trường cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Theo GS, TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trường BĐS thời gian qua sôi động hơn do tác động từ các yếu tố thể chế.

Bằng chứng là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực đầu tư tạo lập, hoạt động giao dịch cũng như dịch vụ quản lý BĐS ngày càng được hoàn thiện và bổ sung. Trong những năm gần đây, Quốc hội đã sửa đổi, thông qua và ban hành một số văn bản quan trọng liên quan tới lĩnh vực BĐS, cụ thể là Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 và Nghị định số 76/2015/NĐ-CP, ngày 10/9/2015, của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS là những văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động kinh doanh BĐS.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh khoản tiếp tục là nguyên nhân chính khiến lãi suất tăng

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm chỉ giảm xuống 4,53% trong khi lãi suất 1 tuần và 1 tháng tăng nhẹ và chốt tuần ở mức 4,71% và 4,80%.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng trở lại kỳ hạn 14 ngày lần đầu tiên kể từ sau Tết âm lịch để ổn định thanh khoản. Tính chung cả tuần, NHNN đã bơm ra 31 nghìn tỷ đồng, trong đó có 18 nghìn tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày và 13 nghìn tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lượng OMO đáo hạn là 38 nghìn tỷ đồng, tương ứng NHNN hút ròng 7 nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống. Lượng OMO đang lưu hành ở thời điểm cuối tháng 4/2017 là 31 nghìn tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm 2016 với mức 19,4 nghìn tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Việc lựa chọn chủ đầu tư đang làm “mất cơ hội” cải tạo chung cư cũ

Xung quanh việc tiến độ cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội chậm chạp, ì ạch sau 10 năm mới cải tạo được 1%, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (đơn vị mới đây đề xuất lấp 1ha hồ Thành Công để cải tạo chung cư cũ) cho rằng, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh.

Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương cải tạo toàn khu chung cư cũ của Hà Nội thì các quy định pháp luật hiện vẫn còn một số bất cập, ảnh hưởng đến cơ chế thực hiện hoạt động đầu tư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

Theo đánh giá của đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng, sau một thời gian dài sử dụng, hiện nay có rất nhiều chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, việc cải tạo, xây dựng lại là một yêu cầu cấp bách cần được thực hiện để ổn định đời sống người dân cũng như góp phần chỉnh trang đô thị thêm văn minh, hiện đại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cảnh giác với 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà

Trong buổi Tọa đàm sáng 3/5, với chủ đề “Nhà ở hình thành trong tương lai, làm gì để hạn chế rủi ro”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) đã nêu ra 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà của một số doanh nghiệp hiện nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo ông Châu, hiện nay có chuyện người mua nhà không nhận được nhà, đưa tiền cho chủ đầu tư nhưng chủ đầu tư bỏ trốn, rồi cùng một nhà mà bán cho nhiều người… diễn ra rất nhiều. Có điều tôi rất băn khoăn: Đây là giao dịch dân sự hay giao dịch này là phi pháp. Hiện nay có doanh nghiệp lừa hàng vài trăm người, thậm chí có trường hợp một căn bán cho vài người, mà hiện nay báo chí đã nêu rất nhiều về các doanh nghiệp này.

“Và còn nhiều thủ đoạn, cho nên chúng tôi nói rằng hiện nay chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ việc bán nhà hình thành trong tương lai, nếu không phần thiệt sẽ thuộc về người tiêu dùng. Chúng ta cũng thấy trong thời gian vừa qua, nói về một đơn vị mà phát hành chứng chỉ tiền mua nhà thì chứng chỉ này đã bị cơ quan chức năng “thổi còi”. Cho nên hậu quả này là người dân đang mắc phải” - ông Châu nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đà Nẵng: Giá đất “nhảy múa” theo dự án hầm chui sông Hàn

Những ngày qua, trong vai một người có nhu cầu mua đất tại các trục đường lớn trên địa bàn phường Nại Hiên Đông (Sơn Trà, Đà Nẵng), PV được các trung tâm giao dịch nhà đất đon đả mời chào. Nhân viên môi giới trung tâm T.H trên đường Vân Đồn (Nại Hiên Đông) chỉ tay vào tờ bản đồ, nhanh nhảu thông tin cho khách hàng danh sách gần chục lô đất từ 200-300m2 suốt dọc tuyến Vân Đồn. “Anh nên mua lô này, 10x30m, giá chỉ có 27 triệu đồng/m2. Khu này nhiều biệt thự xây lên rồi, anh yên tâm định cư”, nữ nhân viên nói.

Khi PV than đắt, cô nhân viên vội trấn an: Giá đã giảm rất nhiều so với ba tháng trước đây. Cụ thể, khi Đà Nẵng thống nhất chủ trương làm hầm chui sông Hàn, trong đó, điểm phía Đông tiếp giáp vòng xoay đường Vân Đồn khiến phân khúc đất nền tại khu vực này tăng “chóng mặt”. Lúc cao điểm mỗi m2 trên đường Vân Đồn lên đến trên dưới 40 triệu đồng và “cháy hàng” để giao dịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top