Aa

Đất Long An và làn sóng ngầm tăng giá!

Chủ Nhật, 28/04/2019 - 14:01

Đất Long An và sóng ngầm tăng giá; Bất động sản công nghiệp: Chuyển mình đón vận hội mới; Cận cảnh dự án lấn sông Hàn vừa bị TP. Đà Nẵng “tuýt còi”... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đất Long An và làn sóng ngầm tăng giá!

Thời gian gần đây, tỉnh Long An dồn dập đón nhận dòng vốn tỷ đô từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cộng với đó, TPHCM đang thực hiện quy hoạch vùng đô thị mở rộng về hướng Nam, gồm một số huyện của tỉnh Long An như Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ…Chính điều này đang làm mặt bằng giá bán thay đổi theo chiều hướng tăng từ 15-20% so với đầu năm 2019.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, qua nghiên cứu nếu vùng đô thị TPHCM được mở rộng, TP.HCM sẽ có thêm tổng diện tích khoảng 48.000-50.000 ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Như vậy, diện tích TP.HCM sẽ tăng lên khoảng 50 km2. Một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An nằm trong quy hoạch cũng đã và đang thực hiện nhiều chiến lược đầu tư lớn nhằm đón đầu cơ hội này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản công nghiệp: Chuyển mình đón vận hội mới

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời với làn sóng dịch chuyển của các nhà đầu tư. Ngoài Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp từ Nhật, Hàn cũng đang đổ vốn vào bất động sản công nghiệp Việt Nam. Tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp tới đâu? Vì sao nhà đầu tư nước ngoài lại coi Việt Nam như một điểm đầu tư hấp dẫn? Việt Nam phải làm gì để chủ động nắm bắt cơ hội của mình thay vì ngồi chờ và để thời cơ vuột mất?

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cận cảnh dự án lấn sông Hàn vừa bị TP. Đà Nẵng “tuýt còi”

Thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng dự án bất động sản và bến du thuyền có tên thương mại là Marina Complex, do có dấu hiệu lấn sông Hàn, để tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.

Dự án Marina Complex là dự án bất động sản và bến du thuyền ở bờ đông sông Hàn, thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư.

Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2016, có diện tích 11,7ha nằm ngay dưới chân cầu Thuận Phước thuộc cửa sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng. Các hạng mục công trình gồm 128 căn nhà phố liền kề kinh doanh, 78 căn biệt thự mặt tiền sông Hàn với diện tích từ 240m2. Công ty Đất Xanh Đà Nẵng (thuộc Tổng Công ty CP Đất Xanh miền Trung) phân phối sản phẩm quần thể nhà phố của dự án lấn sông này.

Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng là công ty con của Quốc Cường Gia Lai do mẹ Cường Đô la Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, làm đại diện vốn góp. Thông tin trên tờ Dân Việt cho biết, tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai (HQC) tại Bến du thuyền Đà Nẵng là 90%, 10% còn lại do bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái của Cường Đô la) sở hữu. Đầu năm 2019, QCG đã giảm hơn 195 tỷ đồng vốn góp tại đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

ĐHĐCĐ Long Giang Land: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cổ phiếu

Ông Lê Hà Giang - Chủ tịch HĐQT Long Giang Land.

Ông Lê Hà Giang - Chủ tịch HĐQT Long Giang Land.

Trước những thắc mắc của cổ đông về việc tại sao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Long Giang Land đang thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm các công trình tốt, lọt Top các dự án uy tín, nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm. Trả lời về vấn đề này, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT Long Giang Land cho hay, cổ phiếu của công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2009. Ở thời điểm lên sàn, giá cổ phiếu của Long Giang Land may mắn tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với sự đi xuống của thị trường bất động sản cũng như chứng khoản, giá cổ phiếu của Long Giang Land đã chững lại, có thời điểm chạm đáy còn hơn 2.500 đồng/CP.

Tại ĐHĐCĐ, ông Lê Hà Giang cho hay, trong năm 2019, mục tiêu của Long Giang Land sẽ đẩy mạnh tính thanh khoản của giá cổ phiếu, xây dựng thương hiệu cho cổ phiếu LGL. Vị lãnh đạo của Long Giang Land khẳng định, trong năm nay, sẽ đưa cổ phiếu của Long Giang Land lọt vào danh sách các cổ phiếu bất động sản ở tầm trung.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chống bán phá giá trong cuộc chiến nhôm nội - ngoại: "Nếu không chứng minh được, có thể họ kiện ngược" 

Theo Hiệp hội Nhôm Việt Nam, thị phần nhôm Trung Quốc đang tăng đột biến. Nếu năm 2017, nhôm Trung Quốc chiếm 30% thị phần tại Việt Nam, nhôm trong nước giữ 70% thì năm 2018, vị trí đảo ngược hoàn toàn với 70% thị phần thuộc về Trung Quốc, nhôm trong nước vỏn vẹn còn 30%.

Tháng 1/2019, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ Trung Quốc. Mức thuế chống bán phá giá với nhôm nhập từ Trung Quốc được đề nghị áp dụng là 35,58%. Theo quy trình, thời gian điều tra kéo dài từ 3-6 tháng, đồng nghĩa, kết luận cuối cùng sẽ có chậm nhất vào giữa năm nay.

Tuy nhiên, trước diễn biến thị trường nhôm mới hình thành như hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn rất nhiều việc phải làm để ngành nhôm nội đi đúng hướng. Cũng vì thế, giới chuyên gia cho rằng, việc áp chống bán phá giá trên cũng cần phải đặt lên “bàn cân”.

Vấn đề mấu chốt ở đây là làm sao để vừa bảo vệ và thúc đẩy hệ nhôm nội phát triển, vừa tuân theo quy luật thị trường trong thời buổi toàn cầu hóa như hiện nay. Và cuối cùng, tất cả đều phải hướng đến lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top