Aa

Dự án "ma" xuất hiện tràn lan, khách hàng làm sao để thoát khỏi "bẫy" giăng sẵn?

Thứ Ba, 04/06/2019 - 14:01

Dự án "ma" xuất hiện tràn lan, khách hàng làm sao để thoát khỏi "bẫy" giăng sẵn?; Thủ tướng: Xử lý nguy cơ vỡ quy hoạch tại khu đô thị Ciputra;... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Dự án "ma" xuất hiện tràn lan, khách hàng làm sao để thoát khỏi "bẫy" giăng sẵn?

Mới đây, UBND Q.12, TP.HCM cho biết, vừa ra quyết định xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ chín dự án phân lô bán nền trái phép ở P.Thạnh Xuân, Q.12.

Theo UBND Q.12, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chín khu vực bị các đối tượng tự ý san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phân lô, bán nền. Trong khi đó, các khu vực này đều không đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất ở, cấp giấy phép xây dựng và tách thửa. Nhiều khu vực đang là đất quy hoạch công trình công cộng, y tế, giáo dục, công viên cây xanh nhưng các đối tượng vẫn ngang nhiên vẽ dự án phân lô bán nền ra thị trường.

Theo UBND Q.12, hoạt động xây dựng, san lấp, đầu tư hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp... tại quận này đang rất phức tạp, nhất là ở P.Thạnh Xuân. Các hoạt động vi phạm này thường diễn ra vào các ngày nghỉ lễ và ban đêm, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong kiểm tra và xử lý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thủ tướng: Xử lý nguy cơ vỡ quy hoạch tại khu đô thị Ciputra

Trước thông tin báo chí phản ánh hàng loạt các khu đô thị được coi là kiểu mẫu, nơi đáng sống nhất Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ bị phá vỡ quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra thông báo yêu cầu xử lý việc phá vỡ quy hoạch tại khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ.

Thông báo dẫn phản ánh của các hộ dân Ciputra kiến nghị khẩn cấp về điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số lô đất thương mại, sân, vườn và đường nội bộ, chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.

Theo đó, cư dân tại khu Đoàn Ngoại giao đã bức xúc suốt 2 năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch, tăng tầng, tăng tòa nhà, thay đổi công năng sử dụng của một số lô đất công cộng, dịch vụ.

Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP. Hà Nội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nói "không dễ dàng" khi thanh tra vụ bán đất rúng động xứ Thanh

Theo nhận định của các chuyên gia, Đại biểu Quốc hội, vụ việc cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa bán trái quy định gần 30ha đất tại các xã, phường Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Vinh (nay thuộc thành phố Sầm Sơn được cho là rất nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài hơn 25 năm, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cựu cán bộ, cán bộ đương chức, đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều công văn chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng kiểm tra làm rõ vụ việc, đồng thời cũng cho rằng, để đưa ra được kết luận chính thức và hướng xử lý là không hề đơn giản.

Trao đổi nhanh với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Đây là vụ việc kéo dài, xảy ra quá lâu rồi nên khi điều tra, xử lý cũng không dễ dàng. Hiện chúng tôi đang giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra làm rõ và lãnh đạo tỉnh sẽ có hướng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Thanh lý” chung cư cũ để tái sinh đô thị: Góc nhìn từ nước ngoài

Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện nay có hơn 1.500 nhà tập thể cũ thấp tầng xây dựng trong các thập niên 50 đến 70 của thế kỷ trước và gần 800 nhà chung cư cao tầng xây dựng gần đây. Sự ra đời ồ ạt của hàng vạn căn hộ mới làm nảy sinh hai xu hướng trái ngược. Một mặt, nhu cầu về chất lượng sống ngày một tăng cao, trong đó có đòi hỏi về chất lượng quản lý và vận hành để có cuộc sống văn minh.

Mặt khác, nhiều chung cư xuống cấp do niên hạn hoặc do chất lượng vật liệu và thi công tồi nên xuống cấp nhanh, gây bức xúc cho dân. Thực tế cần nhìn nhận là Hà Nội vẫn đang đau đáu bài toán “đập đi xây lại” các nhà tập thể cũ, và càng nan giải câu chuyện quản lý và xây dựng văn hóa chung cư mới văn minh trong bối cảnh các cuộc biểu tình của người dân chống lại chủ đầu tư gia tăng.

Reatimes đã có cuộc trò chuyện với TS.KTS Tô Kiên, chuyên gia quy hoạch đô thị có nhiều năm công tác tại Nhật Bản, Singapore và Việt Nam để có góc nhìn rõ hơn về vấn đề này ở nước ngoài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quyết liệt hạ sốt đất ảo

Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm đầu tư, môi giới bất động sản đã lợi dụng việc quy hoạch mở rộng đô thị hay phát triển các công trình cầu, đường, sân bay tại một số địa phương để thu gom đất, đẩy giá lên cao. Không ít người dân cũng theo tâm lý đám đông mua gom đất, chờ lên giá để bán lại, tạo ra cơn sốt ảo. Trước tình trạng này, nhiều địa phương đang triển khai các biện pháp siết chặt quản lý giao dịch bất động sản.

Một trong những địa phương có "sóng đất" lớn nhất phải kể đến là Mũi Né - Bình Thuận. Ở một số dự án thuộc khu vực có hạ tầng đồng bộ giáp đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đình Chiểu... giá đất tăng từng ngày, nhiều khách hàng cho biết, chủ yếu là do các sàn "ôm hàng" để tạo khan hiếm giả đẩy giá lên kiếm chênh lệch...

Tương tự, tại Đà Nẵng, nhiều khu vực tại quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang... giá đất cũng tăng hàng chục phần trăm so với cuối năm 2018...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top