Sốt đất ở những nơi sắp thành đặc khu: Không nắm được thông tin, nhà đầu tư dễ ngậm “trái đắng”
Theo ông Hà, thời gian qua các nhà đầu tư đã đến khảo sát và giao dịch khá mạnh tại 3 địa điểm dự kiến trở thành đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Có nhiều nhà đầu tư đến các khu vực này đầu tư thực sự và mang tính lâu dài.
Ông Hà cho rằng, với những nhà đầu tư này, họ có nhu cầu đất đai hạ tầng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Nhờ vậy, thị trường bất động sản tại các khu vực này sôi động hẳn lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều nhà đầu cơ kiểu lướt sóng, mua xong thổi giá, chờ tăng giá kiếm lời.
Do vậy, để tránh tình trạng bong bóng, sốt ảo, theo Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cần kiểm soát được hiện tượng đầu cơ chộp giật, kích giá hay đưa ra các thông tin không chính xác để kiếm lời.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư cao nguyên "tìm đường" về Đà Nẵng mua đất
Cuối năm 2016, Đà Nằng bắt đầu xuất hiên cơn sốt đất nền khi TP tiến hành “tái khởi động” lại một loạt các dự án như: Dự án làng đại học, Dự án Cảng biển và ga đường sắt Liên Chiểu… khiến cho giá đất nền khu vực phía Nam và Tây Bắc Đà Nẵng trở nên “hot” hơn bao giờ hết.
Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Đà Nẵng cho thấy, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang diễn ra vô cùng sôi động, là nơi có nguồn cung condotel lớn thứ 2 cả nước sau Nha Trang. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm sôi động nhất của thị trường (nửa cuối năm 2017), có tới 35 - 40% giao dịch là đất nền, giao dịch chung cư rất thấp (chỉ chiếm 10%). Các giao dịch đất nền cũng chủ yếu là đầu tư, chứ không phải nhu cầu ở thật, nhà đầu tư phân lớn là đến từ Hà Nội.
Thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, giao dịch mua bán nhà đất tại Đà Nẵng trong quý I/2018 chủ yếu diễn ra tại các dự án đã chào bán từ trong năm 2017 và trước đó. Trong đó, có nhiều giao dịch được thực hiện mua đi bán lại nhiều lần. Mỗi lần giao dịch mới, giá lại được đẩy thêm lên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quý I/2018: Thị trường chung cư Hà Nội sụt giảm mạnh
Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2018 của Savills Việt Nam cho thấy, cả nguồn cung chào bán mới, lượng giao dịch và giá chung cư tại Hà Nội đều giảm so với quý trước.
Theo đó, trong quý I/2018, 11 dự án mới và 14 dự án giai đoạn tiếp theo đã mở bán 5.530 căn, giảm 21% theo quý và giảm 40% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt hơn 24.000 căn, ổn định theo năm. Quận Nam, Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai vẫn tiếp tục dẫn đầu tổng lượng căn toàn thị trường.
Số căn bán được giảm 15% theo quý và giảm 11% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ giảm 3 điểm % cả theo quý và theo năm xuống còn 24%. Hạng B dẫn đầu nguồn cầu với 61% thị phần.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quận 9, TP.HCM: Hành chính cũng "vỡ trận" vì sốt đất
Nhiều người có mặt từ 6 giờ sáng để chờ được giải quyết hồ sơ hành chính liên quan vấn đề đất đai nhưng phải trở về tay không vì nhu cầu giải quyết quá lớn, nhân viên văn phòng tiếp dân, nhận hồ sơ không kịp vì quá tải.
Nguyên nhân chính được cho do “cơn sốt đất nền” đang càn quét qua địa bàn quận 9 thời gian qua. Tại quận 9, hàng loạt khu vực đang trở thành điểm nóng phân lô, bán nền được quảng bá rầm rộ như ở đường Lò Lu, đường Nguyễn Xiển, đường Lã Xuân Oai, đường Võ Văn Hát, Nguyễn Duy Trình (phường Trường Thạnh, phường Long Trường)...
Mỗi ngày văn phòng tiếp nhận, hỗ trợ, giải quyết hồ sơ hành chính, quận 9 đón hàng ngàn lượt người đến giao dịch. Người dân chủ yếu thực hiện các công việc: Đăng bộ đất, trích lục điều chỉnh, cấp đổi, gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm tra quy hoạch, làm thủ tục thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhóm công ty của Shark Vương đều đang “đói” vốn?
Theo thông tin trong tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2018 tới đây, Công ty Cổ phần SAM Holdings – SAM (hiện ông Trần Anh Vương đang là Tổng Giám đốc) đang có kế hoạch phát hành hơn 108 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.418 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Trong đó, công ty dự kiến phát hành hơn 7,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 3%, và phát hành gần 101 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 41,75% với giá tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu.
Theo kế hoạch, nguồn vốn tăng thêm sẽ được HĐQT quyết định các khoản đầu tư mua cổ phần Nhà nước thoái vốn, tăng danh mục đầu tư tài chính ngắn, dài hạn; cơ cấu lại các khoản nợ. Như vậy, để gom vốn mua cổ phần của công ty khác trong năm 2018, SAM dùng phương án “đẻ” thêm cổ phiếu để lấy vốn.
Xem thông tin chi tiết tại đây