Aa

Tiết Thanh minh, tục Tảo mộ

Thứ Bảy, 06/04/2019 - 06:00

Có một nơi chốn không chỉ đơn thuần hiểu là căn nhà của bạn, nơi có cha mẹ, con cái vợ chồng sum họp. Có một quê hương, một nơi chốn, nghĩa là bạn đang có cả một quá khứ...

Ngày nhỏ, đến tháng Chạp tôi thấy mọi người đi từ tờ mờ sáng hướng về phía Rú của làng. Năm nào cũng vậy, đến ngày rằm tháng Chạp là mọi người gọi nhau đi chạp mả. Người cuốc, người rựa, người cào, người xẻng, người thì cầm chủi. (chổi, tiếng địa phương ở đây gọi là chủi. Chổi rèng là loại cây người ta lấy ở trên rú cát, đem về phơi khô, rồi bó lại để làm chổi quét lá. Chổi rèng theo tiếng gọi địa phương ở đây có hai loại, loại thân mềm và loại thân cứng). Thấy họ, trong tâm trí tuổi thơ lúc đó tôi rất muốn chạy theo nhưng không dám. Có gì bí ẩn và thiêng liêng trong việc mà mọi người đang làm. Họ làm như thể muốn đánh nhanh rút nhanh vậy. Vì đó cũng là ngày giờ cuối năm, đang vào vụ mùa gieo cấy.

Còn nhỏ, chúng tôi không được tham gia. Lớn lên thì vì đi tu nên xa quê. Thỉnh thoảng về nhà gặp ngày chạp mã, tôi vẫn thấy mọi người lặp lại việc làm mà ngày trước ở nhà mình chứng kiến. Là người đi tu, hơn nữa thỉnh thoảng về nên cũng không ai nhắc tôi cái bổn phận phải lên Rú đi chạp mả. (mộ, người ở đây gọi là mả. Chạp là xớt cỏ, đắp thêm đất vào mộ và quét dọn nếu là mộ xây).

Có lần tôi theo anh em trong nhà lên Rú trong ngày chạp mả. Lúc đó chúng tôi chưa hiểu nhiều, nhưng Rú có sức thu hút tôi lạ kỳ. Những ngôi mộ họ chỉ cho tôi, nào đây là mộ Ngài Lục (là mộ ngài tổ đời thứ 6), chỗ nọ là mộ phía nhà bác... nói chung là mộ phần mà trước đây tôi chỉ nghe. Những ngôi mộ được xây rất đẹp. Cái đẹp của những ngôi mộ ở đây tăng lên bội phần là vì nằm giữa Rú, mà Rú thì nhiều cây xanh. Những cây tràm thân uốn lượn phủ khắp các ngôi mộ càng làm tăng thêm nét cổ kín thiêng liêng.

Lớn lên tôi mới hiểu ra giá trị ngày chạp mã ở xứ mình. Người Việt ngàn đời để lại câu nói: "Ly hương bất ly tổ". Rời quê nhưng không được phép bỏ quê. Quê đó chính là chốn tổ. Chốn tổ mà chúng ta có bổn phận phải nhớ, phải trở về... vì có mồ mả cha ông bao đời ở đó. Đi chạp mả để thấy mình và người của ngày hôm qua, những thế hệ đi trước, là tổ tiên, ông bà vẫn đấy, gần gũi và sống động lạ kỳ.

Nếu bạn đã từng đi chạp mả, tham dự vào dòng người con cháu đi vun xới bồi đắp phần mộ tổ tiên, người thân, rồi được người lớn chỉ cho đây là mộ vị này, nọ là phần mộ ngài kia... bạn mới hiểu. Hiểu rằng, mình sống không chỉ có tri thức, không chỉ có học vị, có chỗ̉ đứng, có đóng góp trí tuệ vào xã hội là đủ. Tôi là nhà tu hành, là nhà khoa học, là người lãnh đạo... tôi không cần một quê hương chốn tổ cụ để trở về; Vì tôi vẫn xứng đáng sống mà không hổ thẹn giữa đất trời, tôi vẫn liên tục đóng góp vào tiến trình giá trị sống của cộng đồng. Có thể, có người đã nghĩ như vậy.

Có một nơi chốn không chỉ đơn thuần hiểu đó là căn nhà của bạn, nơi có cha mẹ, con cái vợ chồng sum họp.

Có một nơi chốn không chỉ đơn thuần hiểu đó là căn nhà của bạn, nơi có cha mẹ, con cái, vợ chồng sum họp.

Ai tạo lập làng xóm, ai gìn giữ quê hương yên lành cho bạn sinh ra? Không từ đó lớn lên, bạn không thuộc về non nước, bạn mất gốc. Cho dù bạn là ai, bạn vẫn mất gốc, có nghĩa là bạn không có một quê hương để trở về.

Có một nơi chốn không chỉ đơn thuần hiểu đó là căn nhà của bạn, nơi có cha mẹ, con cái, vợ chồng sum họp. Có một quê hương, một nơi chốn, nghĩa là bạn đang có cả một quá khứ. Quá khứ của gia đình bạn, của dòng họ bạn, của xóm làng bạn, và rộng ra là của đất nước bạn.

Có quá khứ là có truyền thống, là dòng chảy văn hóa từ đó khơi nguồn, truyền trao... Không cần đến lượng tri thức đủ nhiều để hiểu điều này đâu bạn. Nhưng để hiểu được giá trị này bạn cần rất nhiều vốn sống có tổ, có tông, có quê hương mà cha mẹ bạn trao truyền đến bạn.

Gần đây, các bô lão trong phái 3 và 4 của làng tôi mới chuyển ngày chạp mã qua tháng 3. Họ chạp mả từ ngày 16 đến ngày 18. Ngày 18 là ngày giỗ Ngài Lục, vị tổ đời thứ 6 của dòng họ Võ làng Thi Ông. Ngày giỗ Ngài là lúc chạp mả xong, con cháu nội ngoại tề tựu ở nhà thờ Phái để cúng và ăn uống hội họp.

Ngày xưa, cụ Nguyễn Du viết: "Thanh minh trong tiết tháng 3". Tháng 3 tục tảo mộ vẫn còn trên đất Bắc. Vậy mà vào đến miền Trung, cụ thể là làng Thi Ông ngày tảo mộ (chạp mả) không còn rơi vào tiết Thanh minh nữa. Ngày trước khi còn làm tiểu ở Tổ Đình Sắc Tứ, hễ thấy người Tàu về chùa lo thuê người xủi cỏ và đắp mồ mã là biết tiết Thanh minh đã đến.

Năm nay, biết mình sẽ đi xa không về kịp ngày chạp mả, chúng tôi lên rú thăm và thắp hương viếng mộ. Chúng tôi đến viếng phần mộ ông nội Tâm Thụy và bà nội. Mộ ông bác ruột và người chú ruột cùng vợ con nằm kề mộ ông.

Những bụi hoa mua đầu mùa nở rộ trên mộ anh ruột chúng tôi. Ngôi mộ được đổ thêm đất biên hòa nên vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tôi đến viếng mộ ngài Lục và ngài Bát. Phần mộ hai Ngài nằm dưới nhiều tán cây xanh cổ thụ rợp bóng thật đẹp.

Không trở về làng trong ngày chạp mả, người con làng Thi sẽ dần mất gốc vì mồ mã tổ tiên không ai biết nằm hướng nào. Ngày trước mồ mả toàn đắp bằng đất cát nên dễ tuột trôi, lâu sẽ bằng phẳng và chúng ta không phân biệt được. Nay đa phần được xây dựng hẳn hoi nên cũng khó mà mất đi phần mộ. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi ngày chạp mả, hay ngày chạp mả trở nên không cần thiết.

Chúng ta tự hào về đất nước 4000 năm lịch sử, nhưng mộ phần cách ta mấy đời đã không biết nằm đâu, thì thử hỏi quá khứ lâu dài kia với chúng ta có nghĩa gì? Bao nhiêu người xa quê lập thành hội đồng hương, điều đó thật quý. Nhưng chúng tôi không rõ hội đồng hương đó, người lớn tuổi đứng đầu hiểu được bao nhiêu mồ mả cha ông để nói cho người trẻ.

"Đất có lề quê có thói", "Đất có Thổ Công sông có Hà bá", "Ly hương bất ly tổ" chúng tôi hy vọng người đi xa, lập hội hiểu những gửi gắm từ những câu nói trên của tổ tiên để trao truyền thêm chất liệu nguồn cội cho cháu con!

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top