Hà Nội sẽ có thêm 4,1 triệu m2 sàn nhà ở phục vụ người dân trong năm 2023
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến trong năm 2023, Thành phố sẽ có thêm trên 4,1 triệu mét vuông (m2) sàn nhà ở, để đáp ứng nhu cầu người dân với dự báo cần khoảng 89 triệu m2 sàn tổng nhu cầu về nhà trên địa bàn đến năm 2030.
Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Xây dựng Hà Nội đã trình UBND Thành phố phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030; triển khai các kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt như: Kế hoạch phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Sở Xây dựng Hà Nội đã đề ra chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2023, gồm: Tổng số nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm là 21.100 căn; Tổng diện tích nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm 4.110.000m2; Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành 400 căn, 28.000m2; Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 28m2 sàn/người.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mở rộng tầm nhìn quy hoạch để “định nghĩa“ lại BĐS công nghiệp Việt Nam
Theo ông Đoàn Duy Hưng, Tổng Giám đốc IIP VIETNAM, kinh doanh BĐS công nghiệp nên hiểu là kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, chúng ta nên thiết lập một môi trường tích cực và nồng hậu để thu hút các nhà đầu tư.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhận định là một trong những "trụ cột" của kinh tế Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 521,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2% và tăng 13,9% so với năm trước.
Theo dòng vốn, nhu cầu thuê nhà xưởng sản xuất, nhà kho lưu trữ của nhà đầu tư FDI vào Việt Nam là rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp. Hay nói cách khác, nhà đầu tư FDI là một khách hàng lớn của bất động sản công nghiệp và do đó, nhà phát triển bất động sản phải nắm bắt được nhu cầu, yêu cầu của khách hàng để thích ứng.
Hơn hết, doanh nghiệp phát triển bất động sản công nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh vĩ mô, giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các khu vực với nhau. Hiện nay, trước những biến động kinh tế - chính trị toàn cầu, dòng vốn FDI đang có hai xu hướng dịch chuyển: một là, dịch chuyển về các nước khu vực Đông Nam Á và xung quanh Trung Quốc để giảm phụ thuộc vào quốc gia này, nhưng vẫn tận dụng được các cơ sở đã đầu tư tại đây; hai là, dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ đầu tư sản xuất về nước (reshoring) hoặc gần các nước đầu tư (near - reshoring).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều yếu tố hỗ trợ, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất vào cuối năm 2023 cùng với nền tảng khá vững trong quý I vừa qua, sẽ hỗ trợ tăng trưởng thị trường chứng khoán trong tháng 4/2023 và thời gian tới.
Sau giai đoạn giao dịch đầy ảm đạm khi thanh khoản liên tục về đáy hàng chục tháng, thị trường chứng khoán bắt đầu tháng 4 với những tín hiệu tích cực về dòng tiền. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE của 7 phiên giao dịch đầu tháng đạt hơn 12.000 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 51% so với con số của tháng 3 trước đó.
Đặc biệt, thanh khoản tăng trong bối cảnh khối ngoại quay đầu bán ròng, giá trị vượt 1.600 tỷ đồng từ đầu tháng. Lượng cổ phiếu khối ngoại bán ra được nhóm trong nước hấp thụ toàn bộ cho thấy tâm lý sẵn sàng nhập cuộc hơn của lực lượng đông đảo là các nhà đầu tư cá nhân.
Tâm lý nhà đầu tư cải thiện xuất phát sau động thái có phần “mềm mỏng” hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong điều hành lãi suất. FED không còn tuyên bố việc “tăng lãi suất liên tục” là phù hợp do tác động của khủng hoảng ngành ngân hàng gần đây đồng thời bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa và không cắt giảm lãi suất vào năm 2023. Thị trường thậm chí phản ứng tích cực hơn với kỳ vọng sẽ không có thêm đợt tăng lãi suất chính sách nào trong năm nay và FED sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào nửa cuối năm 2023 do khả năng xảy ra suy thoái.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường condotel “phản ứng“ như thế nào sau Nghị định 10?
Quy định cấp sổ đỏ cho condotel tại Nghị định 10 được đánh giá sẽ giúp hoạt động tư vấn, mua bán trên thị trường trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, còn cần thêm thời gian để niềm tin của nhà đầu tư thực sự quay trở lại.
Sau gần 2 tuần kể từ khi Nghị định 10 được ban hành, PV Reatimes đã có những ghi nhận thực tế từ các nhà đầu tư, đơn vị phân phối và nhà môi giới trên thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là những tín hiệu từ phân khúc condotel.
Bắt đầu cuộc trò chuyện về hành trình đầu tư của mình, chị Huỳnh Phượng, nhà đầu tư sống tại TP.HCM trải lòng, chị từng mạnh tay chi cả chục tỷ đồng vào đầu tư condotel ở Đà Nẵng và Nha Trang (Khánh Hòa) từ hồi năm 2016.
Khi ấy, chị tìm hiểu về dự án Cocobay ở Đà Nẵng và đã rất hào hứng với hình thức đầu tư cam kết lợi nhuận lên đến 12%/năm của chủ đầu tư. Chị Phượng quyết định đầu tư 9 tỷ đồng vào đây. Thế nhưng "người tính không bằng trời tính", tháng 11/2019, chủ đầu tư thông báo dừng trả lợi nhuận theo cam kết.
"Không những vậy, 2 căn hộ condotel tôi đầu tư tại một dự án khác trên đường Trần Phú, TP. Nha Trang cũng lâm cảnh bán không được, giữ không xong. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 khiến hoạt động kinh doanh cho thuê "đóng băng".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường ảm đạm, chủ đất vẫn hét giá cao
Qua "sốt đất" thị trường bất động sản rơi vào ảm đạm, nhưng mặt bằng giá rao bán đất nền tại một số tỉnh vẫn tăng. Chuyên gia lý giải nghịch lý này ra sao?
Theo báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu, thị trường bất động sản quý I năm nay vẫn trong tình trạng trầm lắng. Thanh khoản thị trường về đáy xuyên suốt những tháng qua khiến nhiều chủ đầu tư liên tục dời lịch mở bán sản phẩm mới theo kế hoạch.
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục đợi tín hiệu từ thị trường. Không ít nhà đầu tư cá nhân chờ đợi cơ hội đầu tư vững chắc. Hàng nghìn dự án "án binh bất động" chờ được tháo gỡ.
Dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn "sốt đất" nửa đầu năm 2022. Giá bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền ở những khu vực từng xảy ra "sốt đất" tiếp tục được điều chỉnh về giá trị phù hợp, tương xứng với giá trị đầu tư vào nội tại sản phẩm và hạ tầng khu vực.
Còn theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu về bất động sản, giá rao bán đất nền tại nhiều tỉnh phía Nam và ven biển miền Trung có xu hướng giảm. Cụ thể, đất nền Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều giảm giá 6%, các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa giảm 2 - 11%. Bình Thuận là tỉnh ven biển hiếm hoi chứng kiến sự tăng giá rao bán đất nền lên đến 25% so với quý liền trước.