Chính phủ yêu cầu đảm bảo quỹ đất cho thu hút đầu tư, phát triển
Thủ tướng yêu cầu đưa các chỉ tiêu sử dụng đất vào quy hoạch tỉnh để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về số liệu tổng hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 360/CĐ-TTg ngày 2/5/2023 về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025.
Công điện nêu rõ thực hiện Nghị quyết số 39/2021 của Quốc hội, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 326 phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.
Tuy nhiên, đến nay một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025, tập trung vào chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất khu công nghệ cao, đất trồng lúa, đất rừng 3 loại rừng, đất quốc phòng, đất an ninh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường căn hộ chung cư hạ nhiệt, có nơi giảm giá
Mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng theo Bộ Xây dựng, căn hộ chung cư vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng có nhu cầu ở thực và các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Lượng tìm kiếm và mua bán căn hộ chung cư tăng mạnh kể từ nửa cuối quý I năm nay ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Một số dự án chung cư được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, vị trí thuận tiện và chất lượng có tỷ lệ hấp thụ cao.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, trên thị trường bất động sản, số lượng dự án căn hộ chung cư mở bán mới trong quý I này không nhiều, chủ yếu vẫn đến từ phân khúc trung, cao cấp và tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn.
Đáng chú ý, thị trường cũng ghi nhận sự biến động tăng và giảm giá bình quân của một số dự án ở 2 thành phố lớn. Cụ thể, tại Hà Nội, một số dự án có mức độ biến động tăng giá trong quý I này khoảng 3,5 - 4,1%. Tuy nhiên, một số dự án có mức độ biến động giảm giá khoảng 5,3 - 6,1%. Còn tại TP.HCM, trong quý I này có một số dự án có biến động tăng giá khoảng 3,8 - 4,0%. Một số dự án lại ghi nhận giảm giá từ 3,8 - 4,3% trong quý I này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thiếu trường học trầm trọng ở các khu đô thị, khu công nghiệp: Quy hoạch và đầu tư không đáp ứng được nhu cầu của cư dân
Cuối tháng 8/2022, có khoảng 700 phụ huynh phải bốc thăm giành suất vào trường Mầm non Hoàng Liệt. Lý do dẫn đến việc nhà trường và phường buộc phải tổ chức việc bốc thăm này do lượng hồ sơ đăng ký vượt gấp đôi so với chỉ tiêu tuyển sinh. Những phụ huynh may mắn sẽ nhận được tấm phiếu được ghi dòng chữ: "Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường" và những trường hợp không may mắn sẽ nhận được tấm phiếu: "Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường".
Những đứa trẻ này mới lên 3, có thể chạy còn vấp ngã, chưa nói sõi và chẳng thể hiểu những gì đang diễn ra đối với chính mình khi lần đầu rời xa vòng tay cha mẹ, ông bà để đến trường mẫu giáo, đánh dấu cuộc hành trình dài của cuộc đời. Gần 1 năm đã trôi qua và chắc rằng, đến giờ này nhiều bậc phụ huynh khi nhìn lại vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi những đứa trẻ mới chớm lên 3 đã phải đối mặt với sự "may rủi" từ thùng phiếu, những lá thăm và dòng chữ trên mảnh giấy.
Trong báo cáo gửi UBND TP. Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai cho rằng, phường Hoàng Liệt có tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện trên địa bàn phường có 85 tòa chung cư cao tầng và đang xây tiếp 5 tòa. Đa số hộ dân ở đây là các gia đình trẻ, có con nhỏ. Với tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 2.000 trẻ độ tuổi mầm non hằng năm, nên sức ép về trường học nói chung, trường mầm non nói riêng tại phường này là rất lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khó xác định giá đất theo thị trường
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, năm 2022, các dự án bất động sản mới được cấp phép giảm mạnh so với năm 2021, khiến nguồn cung bất động sản tiếp diễn hạn chế trong năm 2023, nguồn cung chủ yếu hiện nay đang giao dịch trên thị trường là hàng tồn kho của các dự án đã mở bán trước. Quý I/2023, nguồn cung về nhà ở thương mại trong cả nước vẫn có xu hướng giảm so với quý IV/2022.
Nguyên nhân sụt giảm nguồn cung là do nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất khó xác định đâu là giá "thị trường" (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án), cộng với những khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đất đai...
Riêng những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư dự án NƠXH không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng, nhưng chủ đầu tư muốn được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính. Thủ tục này kéo dài tới 1 - 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp e ngại làm NƠXH.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thu hồi tiền tạm ứng bồi thường giải phóng mặt bằng gửi tiết kiệm không đúng quy định
Tại TP.HCM, số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các hộ dân chưa nhận đang được gửi tiết kiệm là hơn 765 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước TP.HCM, số dư tạm ứng nguồn vốn đầu tư công hàng năm lớn. Theo đó, năm 2022 được chuyển sang năm 2023 là 18.695 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32% kể hoạch vốn được giao. Trong đó, ngân sách thành phố 17.668 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 1.027 tỷ đồng.
Tổng số vốn quá hạn đến 31/1/2023 là 1.654 tỷ đồng với 155 dự án, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư quá hạn là 969 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 59% số vốn quá hạn. Cụ thể, ngân sách thành phố 929 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 40 tỷ đồng.
Số vốn quá hạn hiện nay chủ yếu tập trung vào 3 nhóm dự án trước đây thực hiện tạm ứng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM với tổng số dư tạm ứng là 1.215 tỷ đồng, chiếm 73%.
Cụ thể, dự án xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài (nay là đường Nguyễn Hữu Cảnh) do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư được tạm ứng từ năm 2004 với số dư tạm ứng hiện nay 463 tỷ đồng.