Thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu bất thường
Nhu cầu thực giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường bất động sản lại có dấu hiệu tăng mạnh. Giới đầu cơ tham gia thị trường không tuân thủ quy định pháp luật.
Đánh giá về tình hình thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), cho biết so với cùng kỳ các năm 2019 và 2020, lượng sản phẩm chào bán trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng cao, trong đó các sản phẩm chào bán đa phần là hàng tồn từ trước.
Tuy nhiên, ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam đối diện với đợt dịch Covid lần thứ 4. Đợt dịch lần này nguy hiểm nhất, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng đã gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Theo ông Đính, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thu nhập người dân trên tổng thể bị suy giảm. Và theo nguyên lý kinh tế vĩ mô, đường cầu phải dịch chuyển về bên trái, nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm đi, giá bán cũng bị áp lực giảm.
Thế nhưng, trên thực tế, thị trường lại cho thấy những dấu hiệu không phù hợp quy luật và nguyên lý. Đó là cầu thực giảm, thể hiện ở số lượng giao dịch giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường bất động sản lại có dấu hiệu mạnh lên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ đầu tư “om” quỹ bảo trì, Thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc yêu cầu trả lại hàng trăm tỷ đồng
Với kết quả của 18 cuộc thanh tra liên tiếp về phí bảo trì tại Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu 12 chủ đầu tư phải trả lại hơn 338 tỷ đồng cho Ban quản trị nhà chung cư.
Từ cuối năm 2020 đến nay, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tiến hành liên tiếp 18 cuộc thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 ban quản trị đã được thành lập trên tổng số 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư có nhiều đơn khiếu nại gay gắt kéo dài trên địa bàn TP. Hà Nội liên quan đến công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.
Về kết quả của 18 kết luận thanh tra này, chia sẻ với Reatimes, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Thanh tra Bộ đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là 338.607.100.000 đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kinh doanh phòng trọ cho thuê, liệu có khả quan?
Phòng trọ cho thuê đang là một trong những sự lựa chọn sáng giá được giới đầu tư nhỏ lẻ quan tâm. Họ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư, chấp nhận thu lời nhỏ giọt hàng tháng nhưng đảm bảo tính lâu dài.
Là một người mê đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, anh Hoàng Minh Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) đã lựa chọn cho mình những phân khúc đầu tư riêng. Bên cạnh đất nền, căn hộ, kinh doanh phòng trọ cho thuê cũng là một hướng đi mà anh đang muốn triển khai.
Với triết lý, được “an dưỡng tuổi già” không cần lo nghĩ đến chuyện giá cả thị trường, anh Hải chấp nhận bỏ vốn lớn để đầu tư phòng trọ cho thuê và thu lời nhỏ giọt hàng tháng, chỉ để đảm bảo giá trị về lâu về dài.
Mua một mảnh đất hơn 55m2 ngay sau Học viện Báo chí và Tuyên truyền (quận Cầu Giấy, Hà Nội), anh Hải dự định xây một nhà trọ cho thuê với mô hình khép kín, đầy đủ tiện ích. Đối tượng mà anh hướng đến là sinh viên các trường đại học ngay gần nhà và những người đi làm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
VNDirect: Nhu cầu đất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối 2021 và 2022
VNDirect tin rằng, nhu cầu đất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối 2021 và 2022. Bên cạnh đó, giá cho thuê sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối 2021 và 2022, đặc biệt là đối với các KCN ở khu vực trung tâm.
Diện tích đất công nghiệp cho thuê duy trì ở mức cao 700ha (giảm 12,5% so với cùng kỳ) trong 5 tháng đầu năm 2021. Nguồn cầu tiếp tục vượt cung mới, do đó tỷ lệ lấp đầy tăng 1,6% (so với cuối năm 2020) lên 71,8%.
Trên cơ sở đó, VNDirect tin rằng, nhu cầu đất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối 2021 và 2022 bởi dòng vốn FDI và mở rộng sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt sự tham gia của Foxconn, OPPO sẽ giúp thu hút nhiều nhà cung cấp/nhà thầu phụ cũng như mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những khu vực từng “dậy sóng” vì sốt đất, giá đất hiện giờ ra sao?
Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai… vốn là những địa phương “dậy sóng” vì cơn sốt đất trong quý đầu năm. Bước sang quý II/2021, dường như thị trường bất động sản các khu vực này đã “bình lặng” trở lại.
Tại Hải Phòng: Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, địa phương này có giao dịch tốt trong quý II, chủ yếu ở dự án của Hoàng Huy được chào bán trong quý. Tiêu thụ khoảng 300 căn hộ nhà ở xã hội, 100 căn chung cư. Riêng đất nền không có dự án mới. Thay vì "nhấp nhổm" như hồi sau Tết nguyên đán thì hiện giá bất động sản thành phố này đã ổn định trở lại. Trong trung tâm thành phố từ 40 - 60 triệu đồng/m2, các dự án ven đô có giá khoảng 15 triệu đồng/m2.
Vào quý I/2021 đây là địa phương có dấu hiệu của cơn sốt đất, mặt bằng giá tăng dựng đứng. Cụ thể, tại các vùng ven thành phố, hoạt động mua bán đất trong dân diễn ra sôi động. Giá dao động 8 - 15 triệu đồng/m2. So với cuối năm 2020, giá trung bình tăng 60 - 70%. Mức giá này giữ nguyên trong quý II, khi mà cơn sốt đất đi qua.