Aa

Chuyện… vỉa hè

Thứ Tư, 15/08/2018 - 06:00

Từ cái vỉa hè với chức năng làm đường đi, mà phát sinh ra “chuyện vỉa hè”, gồm tất cả những gì thuộc về ngồi lê mách lẻo. Chuyện vỉa hè có đúng, có sai, có loại tào lao vô bổ mà cũng có loại mang tính cảnh báo của dư luận. Có loại chỉ đáng mua một trận cười, nhưng cũng có câu chuyện chuyển tải theo cả một triết lý nhân sinh không thể nói là không thú vị.

Chỉ hệ thống đường giao thông ở thành phố mới có kèm theo vỉa hè. Vỉa hè, trong đa số trường hợp, là phần ngăn giữa nhà với đường. Theo thông lệ chúng thường được lát gạch, lát đá hoặc đổ bê tông rồi mài nhẵn và luôn cao hơn mặt đường.

Vỉa hè đích thị là chỉ dành cho người đi bộ.

Ở các đô thị có dấu ấn của người Pháp, đặc biệt là Hà Nội, vỉa hè để rất rộng vì người Pháp nổi tiếng là xa xỉ. Một số vẫn còn được “bảo tồn” đến ngày nay. Đi bộ hay đi xe trên những con phố này thấy có mấy cảm giác cùng một lúc: Sang, sướng, thanh bình và an toàn.

Vỉa hè Hà Nội thời bao cấp.

Vỉa hè Hà Nội thời bao cấp.

Từ cái vỉa hè với chức năng làm đường đi, mà phát sinh ra “chuyện vỉa hè”, gồm tất cả những gì thuộc về ngồi lê mách lẻo. Chuyện vỉa hè có đúng, có sai, có loại tào lao vô bổ mà cũng có loại mang tính cảnh báo của dư luận. Có loại chỉ đáng mua một trận cười, nhưng cũng có câu chuyện chuyển tải theo cả một triết lý nhân sinh không thể nói là không thú vị. Và tất cả những chuyện ấy cần một điều kiện mang tính tiền đề là phải có cái vỉa hè!

Điều đó có nghĩa, cứ đà này thì rồi ngay cả chuyện vỉa hè, văn hóa vỉa hè thuộc loại bình dân nhất như vừa nói, cũng sẽ không còn. Đơn giản là chưa bao giờ số phận của cái vỉa hè lại long đong, bấp bênh như hiện tại. Chúng luôn có nguy cơ biến mất bất cứ lúc nào vì rất nhiều lý do khác nhau. Trên hàng loạt đường phố cải tạo, đường phố mới, chúng ta thấy chỉ còn hè mà không có vỉa! Nói khác đi, nó bị thu hẹp tới mức mỗi lần đi là mỗi lần phải giơ tay thăng bằng như làm xiếc. Sểnh chân, sểnh mắt là xuống đường, cũng tức là có nguy cơ bị xe tạt mất mạng như chơi. Chưa hết. Trên cái hè bé tí ấy luôn đầy hầm hố, ụ bê tông, trụ nước cứu hỏa, dây nhợ, thùng rác các loại, nhan nhản rãnh thoát nước… không thể kể hết! Nó là đỉnh cao của sự nhếch nhác! Vô phúc cho những ai nghiện đi bộ, phải đi bộ mà qua loại “vỉa - hè” này. Chưa gãy chân, giập mặt, chưa bươu đầu vì va cột đủ loại... thì cũng đừng vội mừng sớm?

Vỉa hè Hà Nội

Vỉa hè Hà Nội "đậm chất" quê!

Nhưng thôi, mất “vỉa” mà còn “hè” cũng vẫn là may.

Nhưng khốn nỗi nếu chỉ “hè” thôi thì thành của tư dễ lắm. Mặt tiền cũng chính là tiền mặt! Họ vạch vôi chia theo ranh giới nhà. Thử ai dám lý sự “vỉa hè là của chung” mà ngồi tán gẫu hoặc dựng tạm cái xe... xem, nhẹ thì vằn mắt doạ nạt bằng loại ngôn từ hạ tiện hoặc bị đuổi, nặng có thể ăn đòn như từng xảy ra ở một số nhà hàng tự độc chiếm phần vỉa hè trước mặt. Nói trắng ra, vỉa hè cũng bốc mùi “lợi ích nhóm”.

Thế là về thực chất cũng mất nốt cho dù đã từng có cả một điều khoản trong một nghị định của Chính phủ dành cho sự tồn tại chính đáng và đẹp đẽ của nó; cho dù ngay cả tiếng Anh - ngôn ngữ dùng trong giao dịch quốc tế - thì Aside Walk = Vỉa hè - là dành riêng cho người đi bộ, tức là tài sản công, cũng như đường đi từ cổ chí kim có là của riêng ông lớn ông bé nào bao giờ?

Mất “đặc sản” chuyện vỉa hè, không đáng tiếc: Xét cho cùng thì làm quái gì ba cái chuyện gà vịt ngan ngỗng ấy mà phải tiếc! Mất vỉa, thôi thì cũng còn , đành vậy. Ngay cả vì lý do nào đó mà mất nốt , vẫn có cách khắc phục. Nhưng kỷ cương phép nước bị coi khinh, bị qua mặt liên quan đến cái vỉa hè - khiến vì thế nảy sinh biết bao chuyện xấu xí - thì phải có cách nắn cho nghiêm lại.

Riêng chuyện này đích thị không phải chuyện vỉa hè.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top