Phía sau cơn sốt đất chóng vánh tại Đà Nẵng
Những ngày đầu tháng 10/2018, thị trường bất động sản vốn yên ắng từ sau cơn sốt đất tại 3 địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế hạ nhiệt bỗng được phen chao đảo trước cơn sốt đất càn quét tại khu dân cư Hòa Liên 5, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Chỉ sau 3 - 4 ngày sốt đất ghé thăm, giá đất tại đây đã bị đẩy chênh lên hàng trăm triệu đồng, thậm chí tăng gấp đôi so với mức giá ban đầu. Nhiều lô đất vốn có mức giá từ 700 - 800 triệu đồng đã bị đẩy lên đến 1,2 - 1,6 tỷ đồng.
Với sự chững lại của thị trường bất động sản Đà Nẵng từ đầu năm do khan hiếm nguồn cung mới, khi có thông tin sốt đất, hàng trăm khách hàng đã đổ xô đến Hoà Liên nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư. Những tưởng sau cơn sốt đất, nhiều người sẽ "ngư ông đắc lợi", song giá đất tại đây đã nhanh chóng hạ nhiệt, quay đầu giảm sâu khiến nhà đầu tư mắc cạn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Của công thành của ông: "Tử huyệt" là xác định giá trị đất đai
Theo GS. Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho rằng, thời gian qua, đã có nhiều trường hợp DNNN bị thiệt hại khi mua cổ phần. Trong đó, phải kể đến vụ việc lùm xùm khi thương hiệu Hãng Phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng. Khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, giá trị doanh nghiệp của Hãng Phim truyện Việt Nam được xác định ở mức 50 tỷ đồng. Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) chỉ phải trả hơn 33 tỷ đồng để sở hữu 65% cổ phần và nắm giữ hàng nghìn mét vuông đất vàng tại những vị trí đắc địa mà hãng phim đang thuê lại của Nhà nước. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là giá trị khi cổ phần hóa được định giá rất thấp, khiến Nhà nước chỉ thu về số tiền thấp so với giá trị thực tế.
GS. Đặng Đình Đào nhận định: “Những cách trục lợi phổ biến nhất trong quá trình cổ phần hóa DNNN là lợi dụng lỗ hổng của các quy định về quản lý, sử dụng đất và tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược không rõ ràng, đấu giá không minh bạch. Hơn 20 năm thực hiện cổ phần hóa DNNN, khúc mắc lớn nhất vẫn luôn là xác định giá trị đất đai. Đây là một trong những kẽ hở khiến tài sản của nhà nước dễ bị thất thoát khi đất đai bị chuyển đổi mục đích sử dụng”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mổ xẻ quy hoạch công viên thể thao Hà Đông: Sai phạm “rõ như ban ngày”, vì sao chưa bị xử lý?
Hàng nghìn mét vuông đất công tại Dự án công viên cây xanh Hà Đông đang bị chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông “xẻ thịt” cho các doanh nghiệp thuê với mức giá bèo 5.000 đồng/m2/năm (đơn giá cho thuê đất được tính bằng giá thuê đất nông nghiệp).
Điều đáng nói, mặc dù chỉ được phép xây dựng các công trình bằng vật liệu khấu hao nhằm mục đích khai thác tạm để tránh bị lấn chiếm, lãng phí, tuy nhiên, các doanh nghiệp lại đầu tư xây dựng các công trình kiên cố để kinh doanh thu lời, đi ngược lại chỉ đạo của UBND thành phố.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 7/4/2017, UBND quận Hà Đông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng và buộc phải tháo dỡ công trình kiên cố nhưng cho đến nay, các sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, không có dấu hiệu nào của việc tháo dỡ thu hồi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khu đô thị Ao Sào: Sống trong nhà nhiều tỷ, cư dân vẫn “khóc ròng”
Mặc dù khu đô thị Ao Sào (Phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) được giới thiệu là hiện đại nhất phía Nam Thủ đô, nhưng cư dân tại đây vẫn phải sống trong bức xú vì gặp phải nhiều vấn đề. Thông tin khu đô thị này bị Cục thuế Hà Nội "bêu" tên do nợ tiền sử dụng đất lên tới hơn 331 tỷ đồng lại càng khiến người dân lo lắng hơn.
Năm 2013, dự án từng gây sốt với giá mỗi mét vuông biệt thự, liền kề khoảng 18 triệu đồng. Theo giới thiệu, đây là một trong những khu đô thị vào loại hiện đại nhất phía Nam Thủ đô. Tuy nhiên, cho đến nay, khu nhà ở thấp tầng là hạng mục nhanh chóng thu lợi thì đã được chủ đầu tư cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư đã bàn giao vài trăm căn liền kề, mỗi căn có diện tích từ 50m2 đến 70m2 một sàn. Còn các phân khu còn lại, các công trình xã hội thì vẫn chưa được triển khai, nhiều hạng mục vẫn còn thi công dang dở, công trình ngổn ngang,...
Chưa kể, dù là khu đô thị hiện đại, nhưng vào giữa năm 2016, Khu đô thị Ao Sào đã từng là điểm “nóng” vì không có nước sạch, không có đường giao thông kết nối theo quy hoạch, không có công trình phụ trợ. Khi nhận thấy mọi thứ không như lời chủ đầu tư quảng cáo trước đó, nhiều cư dân đã rất thất vọng khi đã trót bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lạm phát tăng cao thử thách mục tiêu 4%
CPI tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, mức cao thứ 2 trong năm 2018 sau tháng 6 ( tăng 0,61%). Có tới 10/11 nhóm mặt hàng chính trong cấu thành CPI tháng 9 tăng giá, nổi bật nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 3 nhóm phụ là lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình cùng tăng.
CPI Lương thực tăng trở lại mà nguyên nhân chính là do giá gạo. Giá gạo sau nửa đầu năm tăng mạnh đã giảm giá nhanh khi xuất khẩu chậm lại. Từ mức đỉnh 6,7 nghìn đồng/kg vào tháng 5, giá lúa khô tại ĐBSCL đã giảm xuống 5,65 nghìn đồng/kg vào cuối tháng 7. Bắt đầu từ tháng 8, giá lúa tăng dần và hiện tại đã lên 6 nghìn đồng/kg khiến CPI lương thực tháng 8 và 9 tăng lần lượt 0,1% và 0,28%.
CPI thực phẩm tăng 0,51%, mức thấp nhất 5 tháng do giá một số thực phẩm đã lên mặt bằng cao và khó có thể tăng nhanh như trước. Giá thịt lợn tháng 9 tăng 0,65% trong khi tháng 6 tăng tới 8,12%. Ngược lại, do mưa lũ nhiều, nguồn cung rau xanh bị giảm sút đã khiến giá rau xanh tăng mạnh 1,82%. Do phụ thuộc vào lương thực, thực phẩm, CPI ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,35%.