PGS. TS Trần Kim Chung
Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Bài viết từ PGS. TS Trần Kim Chung

Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới?

Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới?

Nghiên cứu - Phản biện

Thị trường bất động sản đã qua 3+1 chu kỳ phát triển với những thăng trầm khác nhau. Gắn liền với mỗi chu kỳ là một phiên bản của Luật Đất đai. Vậy, sau khi thông qua Luật Đất đai năm 2024, liệu thị trường bất động sản có bước vào một giai đoạn mới hay không? Những gì đảm bảo cho việc ra đời một chu kỳ phát triển mới và những gì phải vượt qua để thành công trong phát triển một chu kỳ mới. Nghiên cứu này góp một tiếng nói vào vấn đề này.

“Chia cơn bão to thành từng cơn gió nhỏ”

“Chia cơn bão to thành từng cơn gió nhỏ”

Theo PGS. TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước những lo ngại về chu kỳ khủng hoảng kinh tế và bong bóng bất động sản, năm 2019 các doanh nghiệp bất động sản nên chủ động tự phòng chống khủng hoảng cho chính mình bằng cách đầu tư thận trọng và chắc chắn.

Triển vọng tươi sáng cho thị trường nhà ở bình dân 2019

Triển vọng tươi sáng cho thị trường nhà ở bình dân 2019

Nhận định thị trường

Nhà ở đại chúng, nhà ở bình dân hay nhà ở giá rẻ là phân khúc được nhắc đến nhiều trong khoảng 3 năm trở lại đây, bởi nhu cầu ở thực của khách hàng luôn chiếm trên 80%. Năm 2019, các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu nhận định, đây sẽ trở thành “phân khúc vàng” của thị trường khi dự kiến hàng loạt đơn vị lớn sẽ tham gia đầu tư, xây dựng, phát triển hàng ngàn căn hộ phù hợp với túi tiền của người dân.

Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?

Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?

Nhận định thị trường

Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?; Năm 2019 bất động sản công nghiệp sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn; "Cháy" căn hộ hạng sang cho khách nước ngoài: Tín hiệu tốt của thị trường... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

PGS. TS. Trần Kim Chung: Cần xây dựng lối sống đô thị cho người Hà Nội

PGS. TS. Trần Kim Chung: Cần xây dựng lối sống đô thị cho người Hà Nội

Xanh - Thông minh

Đó là chia sẻ của PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại Hội thảo khoa học cấp thành phố “Phát triển thị trường bất động sản - Tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ đô Hà Nội” do Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp tổ chức ngày 23/12/2017.

Cổ phần hóa thương hiệu văn hóa: Nhìn từ Hãng phim truyện Việt Nam

Cổ phần hóa thương hiệu văn hóa: Nhìn từ Hãng phim truyện Việt Nam

Nghiên cứu - Phản biện

60 năm tuổi đời, hàng trăm tác phẩm điện ảnh kinh điển đoạt giải thưởng nhưng Hãng phim truyện Việt Nam chỉ được định giá... 0 đồng, đây là nỗi đau xót của nhiều nghệ sỹ đã gắn bó cả cuộc đời cho điện ảnh Việt. Nhưng từ đó, một câu hỏi lớn hơn được đặt ra là chúng ta phải ứng xử thế nào với các thương hiệu văn hoá trong quá trình cổ phần hoá?

“Đòn bẩy” nào giúp thị trường BĐS bứt phá những tháng cuối năm?

“Đòn bẩy” nào giúp thị trường BĐS bứt phá những tháng cuối năm?

Xu hướng - Dự báo

Nhiều chuyên gia BĐS đã có những nhận định khá lạc quan về thị trường BĐS những tháng cuối năm 2017. Theo đó, thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng tích cực, ổn định dựa vào “sức bật” từ bức tranh thị trường đầu năm.

"Đừng để doanh nghiệp mặc cả với người dân"

"Đừng để doanh nghiệp mặc cả với người dân"

Theo PGS. TS Trần Kim Chung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quả lý Kinh tế Trung ương - Cải tạo chung cư cũ là lợi ích xã hội, không phải lợi ích kinh doanh, vì thế, đừng để doanh nghiệp mặc cả với người dân mà Nhà nước bắt buộc phải nhập cuộc.

Những biểu hiện đáng quan tâm của kinh tế vĩ mô cuối năm 2016 và 2017 đối với thị trường BĐS Việt Nam

Những biểu hiện đáng quan tâm của kinh tế vĩ mô cuối năm 2016 và 2017 đối với thị trường BĐS Việt Nam

Xu hướng - Dự báo

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Dòng vốn lưu chuyển vào – ra nền kinh tế không chỉ còn phụ thuộc vào bản thân môi trường kinh tế Việt Nam mà còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế thế giới.

Năm 2017, BĐS vẫn là kênh đầu tư “hot” thu hút khách hàng

Năm 2017, BĐS vẫn là kênh đầu tư “hot” thu hút khách hàng

Xu hướng - Dự báo

Trong buổi Giao lưu trực tuyến với Chủ đề Thị trường BĐS Việt Nam 2017: Xu hướng và Dự báo được Reatimes tổ chức mới đây, các chuyên gia được mời đến tham dự đã có những nhận định khá tích cực về thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, năm 2017 được dự đoán sẽ là năm mà thị trường BĐS có nhiều tín hiệu tích cực và là một trong những kênh đầu tư “hot” thu hút khách hàng quan tâm.

Năm 2017: Nhiều động lực cho thị trường BĐS, nhà cho người thu nhập thấp sẽ là phân khúc mạnh

Năm 2017: Nhiều động lực cho thị trường BĐS, nhà cho người thu nhập thấp sẽ là phân khúc mạnh

Xu hướng - Dự báo

Năm 2017 được giới chuyên gia nhận định sẽ là một năm sôi động của thị trường BĐS khi nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng cao. Ông Trần Ngọc Quang – Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng trong năm tới, phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở cho người thu nhập thấp sẽ có cơ hội là phân khúc mạnh của thị trường.

Xem thêm

TS. Vũ Đình Ánh

TS. Vũ Đình Ánh

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài Chính)

TS. Vũ Đình Ánh là chuyên gia cao cấp về kinh tế, tài chính, ngân hàng và bất động sản. Ông từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính). Trong sự nghiệp của mình, TS. Vũ Đình Ánh tham gia tích cực các hoạt động học thuật như viết báo cáo cho Bộ Tài chính, Viện Khoa học Tài chính; viết hơn 200 bài nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam và quốc tế, tài chính doanh nghiệp, bất động sản… TS. Vũ Đình Ánh còn tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cho cán bộ tài chính Việt Nam; Giảng dạy và tiến hành nghiên cứu trong các Khóa đào tạo Sau đại học tại Học viện Tài chính, Viện Kinh tế Việt Nam (VASS); Tham gia xây dựng Chiến lược tài chính tiền tệ giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam; Tham gia Dự án nghiên cứu Nhà nước về an ninh tài chính trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực kinh tế, tài chính.

TS. Lê Duy Bình

TS. Lê Duy Bình

Giám đốc Economica Việt Nam

TS. Lê Duy Bình lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Ông được biết đến là chuyên gia kinh tế - tài chính thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về chuyển biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, các động lực tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách tài khóa - tiền tệ, kinh tế số, thu hút đầu tư... TS. Lê Duy Bình hiện đang dẫn dắt đội ngũ Economica Việt Nam đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn như: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; Cải cách ngân hàng; Phát triển kinh tế địa phương; Quản trị kinh tế; Chính sách công, nghiên cứu và tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô; Cải cách pháp lý; Tài chính công, chi tiêu công; Cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE); Phát triển kinh doanh nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị; Phát triển hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại công và tư; Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; Quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)... Ông cũng là chuyên gia có đóng góp nhiều kiến giải cho Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật sư Lê Cao

Luật sư Lê Cao

Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Luật Hợp danh FDVN

Luật sư Lê Cao tốt nghiệp bằng Thủ khoa tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế, sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông hiện là Luật sư điều hành của Công ty Luật FDVN, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Luật Huế, ông là Trọng tài viên và là Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Miền Trung - MCAC. Đến nay ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Kinh Doanh Thương mại, Sở hữu Trí Tuệ, Kính doanh bất động sản, Đầu tư Dự án, Đất đai, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Lao động,... Trước khi giữ vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc, là Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN, LS. Lê Cao cũng từng đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp chế, Trưởng ban pháp chế và Phó tổng Giám đốc phụ trách pháp chế cho Ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn ...

TS. Nguyễn Đình Cung

TS. Nguyễn Đình Cung

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ông cũng từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giai đoạn 2011 - 2021. TS. Nguyễn Đình Cung tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế ngoại thương tại trường Đại học Kinh tế Praha, Tiệp Khắc (cũ), năm 1982. Sau đó, ông lấy bằng thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Manchester (Anh). Và có bằng tiến sĩ ngành Kinh tế Phát triển của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). TS. Nguyễn Đình Cung là một trong những chuyên gia chủ chốt tham gia soạn thảo các Luật Đầu tư Nước ngoài (1987), Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990), và là “kiến trúc sư trưởng” của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Đây là những bộ luật có ý nghĩa quan trọng với công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ tư duy bao cấp sang kinh tế thị trường.

PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường

PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường

Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS. TS. KTS. Phạm Hùng Cường là chuyên gia quy hoạch du lịch Nông nghiệp. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc sư tại Trường Đại học Xây dựng, nhận bằng Tiến sĩ Quy hoạch không gian đô thị tại trường Đại học Xây dựng. Ông công tác tại Trường Đại học Xây Dựng từ năm 1986, đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng Đại học Xây dựng từ năm 2008 - 2013 và là Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch (2013 - 2018), Tổ trưởng bộ môn Quy hoạch (2018 - 2023). Từ 2010 đến nay, ông công tác tại Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững - Uỷ viên Hội đồng Khoa học STDe. Ông từng đạt giải thưởng của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch Quốc gia: Sách (chủ biên) - Quy hoạch xây dựng Đơn vị ở. Cuốn sách này được xuất bản năm 2006 bởi Nhà xuất bản Xây dựng. Ngoài ra, ông đạt Giải thưởng của Hội kiến trúc sư Việt Nam. Giải A cuộc thi: Nhà ở nông thôn vùng bão lũ (Năm 2011).

TS. Đặng Việt Dũng

TS. Đặng Việt Dũng

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Ông Đặng Việt Dũng là Tiến sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Công trình Sông và Bờ biển, Thạc sĩ chuyên ngành Thủy lợi - Đại học Đà Nẵng, Kỹ sư chuyên ngành Đường ô tô - Khóa 12 Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông từng là Phó Chủ tịch thường trực UBND Đà Nẵng, từ tháng 6/2016. Đến tháng 2/2017, ông được điều động sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tháng 7/2018 ông được bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Hiện TS. Đặng Việt Dũng là Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

TS. Nguyễn Sĩ Dũng là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị và xã hội. Ông được biết đến là một nhà phản biện xã hội và chuyên gia về khoa học chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận và đề xuất các chính sách quan trọng của đất nước. Những quan điểm và tư duy của ông không chỉ được đánh giá cao về tính khách quan mà còn về tính thời sự và sâu sắc, thậm chí được một số cơ quan báo chí sử dụng như diễn đàn để thảo luận và chia sẻ với độc giả. Ông cũng từng là một trong 12 thành viên của Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Trần Nguyên Đán

Ông Trần Nguyên Đán

Giảng viên chuyên ngành bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM

Giảng viên chuyên ngành Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM.

TS. Huỳnh Thanh Điền

TS. Huỳnh Thanh Điền

Giảng viên tại Đại học Nguyễn Tất Thành

TS. Huỳnh Thanh Điền lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế phát triển tại Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2012 và đã có nhiều năm nghiên cứu, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp và tư vấn chính sách kiến tạo môi trường phát triển doanh nghiệp. Ông cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính dự án và xây dựng cấu trúc cho doanh nghiệp khởi nghiệp. TS. Huỳnh Thanh Điền cũng tích cực tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng như quản trị doanh nghiệp.

Luật sư Trương Thanh Đức

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI; Thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Luật sư Trương Thanh Đức tốt nghiệp năm 1990 với 2 tấm bằng cử nhân là Cử nhân Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội và Cử nhân Kỹ sư kinh tế của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông từng là Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank và Giám đốc Pháp chế nhiều Ngân hàng trong suốt 19 năm gây dựng sự nghiệp pháp chế cho ngành Ngân hàng; là đồng “tác giả” của hệ thống quy chế, quy định, quy trình, mẫu biểu nghiệp vụ trọng yếu mà VIB, Maritime Bank và nhiều ngân hàng khác sử dụng. Trước khi thành lập Công ty Luật ANVI, ông từng là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT của Công ty Luật BASICO chuyên tư vấn luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, từ năm 2007 đến năm 2020. LS. Trương Thanh Đức đã được Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Luật sư vì cộng đồng” năm 2012 (danh hiệu vàng gần nhất được trao cho các hãng luật và luật sư tiêu biểu nhất của cả nước), “Gương sáng Tư pháp” năm 2015, “Gương sáng Pháp luật” năm 2023.

Lên đầu trang
Top