Bài viết từ TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên vươn mình
Sự kiện bình luậnViệt Nam hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, nhờ vào những lợi thế nội tại và các quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Bảo vệ nguồn lực đất đai - Nền tảng để phát triển bền vững
Nghiên cứu - Phản biệnViệt Nam đang đối diện với nhiều thách thức rất lớn về quản lý và sử dụng đất đai - một nguồn lực quan trọng, hữu hạn và không thể tái tạo. Lãng phí nguồn lực này không chỉ làm suy giảm tài sản quốc gia, mà còn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bất bình đẳng và làm mất lòng tin trong xã hội.
Chống "giặc ở trong lòng"
Sự kiện bình luậnLãng phí là một trong những trở ngại nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển đột phá và bền vững của Việt Nam. Nó làm cạn kiệt nguồn lực quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư công, làm giảm hiệu quả quản lý và tạo ra bất công xã hội.
TP.HCM: Trái phiếu đường sắt đô thị và niềm tin của trái chủ
Sự kiện bình luậnPhát hành trái phiếu để huy động vốn xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM là một chủ trương quan trọng và cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, tuy nhiên, việc triển khai cần tính toán kỹ lưỡng về tài chính và sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả lâu dài.
Việt Nam và con đường thịnh vượng từ kinh tế số, xã hội số
Tầm vóc Việt NamTrong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc phát triển kinh tế số và xã hội số không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Điều này không chỉ giúp Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển mà còn mở ra cơ hội thịnh vượng và tiến bước cùng thời đại.
Củng cố lòng tin cho thị trường bất động sản
Sự kiện bình luậnPhục hồi và bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản phải là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Thị trường bất động sản chỉ có thể trở nên sôi động khi lòng tin được củng cố trở lại.
Sai phạm và năng lực áp đặt sự tuân thủ
Cùng với những vụ việc quan chức xây biệt thự, biệt phủ ở những nơi không được phép thì việc các đại gia xây lố tầng, vi phạm các quy định về xây dựng đang đặt ra những thách thức trong việc thi hành pháp luật.
Nghĩ về trách nhiệm xã hội của doanh nhân
Trong một trao đổi về trách nhiệm xã hội của doanh nhân Việt, một vị tiến sĩ “Tây học” đã ca ngợi hết lời sự vĩ đại, bác ái của những doanh nhân Âu – Mỹ rồi anh quay lại “tình hình đất nước” và nói đại ý rằng: Ở Việt Nam mình làm gì có doanh nhân!
Xem thêm
TS. Vũ Đình Ánh
TS. Vũ Đình Ánh là chuyên gia cao cấp về kinh tế, tài chính, ngân hàng và bất động sản. Ông từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính). Trong sự nghiệp của mình, TS. Vũ Đình Ánh tham gia tích cực các hoạt động học thuật như viết báo cáo cho Bộ Tài chính, Viện Khoa học Tài chính; viết hơn 200 bài nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam và quốc tế, tài chính doanh nghiệp, bất động sản… TS. Vũ Đình Ánh còn tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cho cán bộ tài chính Việt Nam; Giảng dạy và tiến hành nghiên cứu trong các Khóa đào tạo Sau đại học tại Học viện Tài chính, Viện Kinh tế Việt Nam (VASS); Tham gia xây dựng Chiến lược tài chính tiền tệ giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam; Tham gia Dự án nghiên cứu Nhà nước về an ninh tài chính trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực kinh tế, tài chính.
TS. Lê Duy Bình
TS. Lê Duy Bình lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Ông được biết đến là chuyên gia kinh tế - tài chính thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về chuyển biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, các động lực tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách tài khóa - tiền tệ, kinh tế số, thu hút đầu tư... TS. Lê Duy Bình hiện đang dẫn dắt đội ngũ Economica Việt Nam đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn như: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; Cải cách ngân hàng; Phát triển kinh tế địa phương; Quản trị kinh tế; Chính sách công, nghiên cứu và tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô; Cải cách pháp lý; Tài chính công, chi tiêu công; Cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE); Phát triển kinh doanh nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị; Phát triển hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại công và tư; Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; Quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)... Ông cũng là chuyên gia có đóng góp nhiều kiến giải cho Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Luật sư Lê Cao
Luật sư Lê Cao tốt nghiệp bằng Thủ khoa tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế, sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông hiện là Luật sư điều hành của Công ty Luật FDVN, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Luật Huế, ông là Trọng tài viên và là Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Miền Trung - MCAC. Đến nay ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Kinh Doanh Thương mại, Sở hữu Trí Tuệ, Kính doanh bất động sản, Đầu tư Dự án, Đất đai, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Lao động,... Trước khi giữ vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc, là Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN, LS. Lê Cao cũng từng đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp chế, Trưởng ban pháp chế và Phó tổng Giám đốc phụ trách pháp chế cho Ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn ...
PGS. TS Trần Kim Chung
PGS.TS. Trần Kim Chung nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Trong gần 40 năm công tác, PGS.TS. Trần Kim Chung, đã được tín nhiệm giao phụ trách nhiều vị trí quan trọng tại Viện và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên bình diện tư vấn chính sách, ông đã tham gia và chủ trì nhiều nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị nhiều chính sách và được thể hiện thành văn bản của Đảng và nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế. Trên bình diện nghiên cứu khoa học, ông đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ… Trên bình diện quốc tế, ông là thành viên của nhiều tổ chức và Hiệp hội nghiên cứu kinh tế quốc tế và đã có nhiều công bố quốc tế. PGS. TS. Trần Kim Chung là Thành viên Project LINK (Linking National Economic Models); Thành viên Hội đồng kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooporation Council); Thành viên Hiệp hội các Think Tank Châu Á). Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông là giáo viên kiêm giảng, thỉnh giảng của nhiều Học viện, Trường Đại học hàng đầu của Việt Nam và đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, nghiên cứu sinh.
TS. Nguyễn Đình Cung
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ông cũng từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giai đoạn 2011 - 2021. TS. Nguyễn Đình Cung tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế ngoại thương tại trường Đại học Kinh tế Praha, Tiệp Khắc (cũ), năm 1982. Sau đó, ông lấy bằng thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Manchester (Anh). Và có bằng tiến sĩ ngành Kinh tế Phát triển của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). TS. Nguyễn Đình Cung là một trong những chuyên gia chủ chốt tham gia soạn thảo các Luật Đầu tư Nước ngoài (1987), Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990), và là “kiến trúc sư trưởng” của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Đây là những bộ luật có ý nghĩa quan trọng với công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ tư duy bao cấp sang kinh tế thị trường.
PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường
PGS. TS. KTS. Phạm Hùng Cường là chuyên gia quy hoạch du lịch Nông nghiệp. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc sư tại Trường Đại học Xây dựng, nhận bằng Tiến sĩ Quy hoạch không gian đô thị tại trường Đại học Xây dựng. Ông công tác tại Trường Đại học Xây Dựng từ năm 1986, đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng Đại học Xây dựng từ năm 2008 - 2013 và là Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch (2013 - 2018), Tổ trưởng bộ môn Quy hoạch (2018 - 2023). Từ 2010 đến nay, ông công tác tại Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững - Uỷ viên Hội đồng Khoa học STDe. Ông từng đạt giải thưởng của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch Quốc gia: Sách (chủ biên) - Quy hoạch xây dựng Đơn vị ở. Cuốn sách này được xuất bản năm 2006 bởi Nhà xuất bản Xây dựng. Ngoài ra, ông đạt Giải thưởng của Hội kiến trúc sư Việt Nam. Giải A cuộc thi: Nhà ở nông thôn vùng bão lũ (Năm 2011).
TS. Đặng Việt Dũng
Ông Đặng Việt Dũng là Tiến sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Công trình Sông và Bờ biển, Thạc sĩ chuyên ngành Thủy lợi - Đại học Đà Nẵng, Kỹ sư chuyên ngành Đường ô tô - Khóa 12 Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông từng là Phó Chủ tịch thường trực UBND Đà Nẵng, từ tháng 6/2016. Đến tháng 2/2017, ông được điều động sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tháng 7/2018 ông được bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Hiện TS. Đặng Việt Dũng là Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.
Ông Trần Nguyên Đán
Giảng viên chuyên ngành Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM.
TS. Huỳnh Thanh Điền
TS. Huỳnh Thanh Điền lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế phát triển tại Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2012 và đã có nhiều năm nghiên cứu, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp và tư vấn chính sách kiến tạo môi trường phát triển doanh nghiệp. Ông cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính dự án và xây dựng cấu trúc cho doanh nghiệp khởi nghiệp. TS. Huỳnh Thanh Điền cũng tích cực tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng như quản trị doanh nghiệp.
Luật sư Trương Thanh Đức
Luật sư Trương Thanh Đức tốt nghiệp năm 1990 với 2 tấm bằng cử nhân là Cử nhân Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội và Cử nhân Kỹ sư kinh tế của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông từng là Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank và Giám đốc Pháp chế nhiều Ngân hàng trong suốt 19 năm gây dựng sự nghiệp pháp chế cho ngành Ngân hàng; là đồng “tác giả” của hệ thống quy chế, quy định, quy trình, mẫu biểu nghiệp vụ trọng yếu mà VIB, Maritime Bank và nhiều ngân hàng khác sử dụng. Trước khi thành lập Công ty Luật ANVI, ông từng là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT của Công ty Luật BASICO chuyên tư vấn luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, từ năm 2007 đến năm 2020. LS. Trương Thanh Đức đã được Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Luật sư vì cộng đồng” năm 2012 (danh hiệu vàng gần nhất được trao cho các hãng luật và luật sư tiêu biểu nhất của cả nước), “Gương sáng Tư pháp” năm 2015, “Gương sáng Pháp luật” năm 2023.