TS. Cấn Văn Lực
Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV; Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia

Bài viết từ TS. Cấn Văn Lực

"Muốn Việt Nam dịch chuyển lên nấc thang mới, cần cơ chế vượt trội"

"Muốn Việt Nam dịch chuyển lên nấc thang mới, cần cơ chế vượt trội"

Tài chính bất động sản

Để đạt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chuyên gia cho rằng cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm huy động, quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế.

Đề xuất giảm liều lượng hỗ trợ trong chính sách tài khóa từ năm 2025

Đề xuất giảm liều lượng hỗ trợ trong chính sách tài khóa từ năm 2025

Chính sách & cuộc sống

Từ năm 2025, khi chu kỳ kinh tế mới bắt đầu, cần giảm liều lượng hỗ trợ trong chính sách tài khóa để phù hợp với tình hình thực tế đồng thời góp phần đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường.

TS. Cấn Văn Lực: 8 điểm sáng, 6 thách thức và 6 nhóm giải pháp cho kinh tế Việt Nam

TS. Cấn Văn Lực: 8 điểm sáng, 6 thách thức và 6 nhóm giải pháp cho kinh tế Việt Nam

Thời sự

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, thị trường bất động sản phục hồi còn chậm, vẫn đang gặp phải 4 vấn đề thách thức lớn (về pháp lý, quy hoạch và quỹ đất, quan hệ cung - cầu và giá còn cao, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp còn lớn) và cần thời gian để phục hồi.

TS. Cấn Văn Lực: 10 điểm mới quan trọng và những tác động của Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023)

TS. Cấn Văn Lực: 10 điểm mới quan trọng và những tác động của Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023)

Nghiên cứu - Phản biện

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (2023) gồm 10 chương, 83 điều, trong đó có nhiều điểm mới quan trọng, tác động đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi cùng với Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi là bước tiến lớn về hoàn thiện thể chế, thúc đẩy thị trường đất đai, xây dựng và bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững hơn.

Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2024 "đón cơ hội trong vận hội mới”

Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2024 "đón cơ hội trong vận hội mới”

Nhận định thị trường

Trong giai đoạn 2022-2023 bất động sản Việt Nam trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của đông đảo giới chuyên gia và nhà đầu tư cả nước. Và càng là tâm điểm bàn luận khi thị trường bước sang năm 2024 - một chu kỳ phát triển mới, vận hội mới.

TS. Cấn Văn Lực phân tích 10 điểm mới nổi bật và những tác động căn bản của Luật Đất đai 2024

TS. Cấn Văn Lực phân tích 10 điểm mới nổi bật và những tác động căn bản của Luật Đất đai 2024

Nghiên cứu - Phản biện

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá 10 điểm mới nổi bật của Luật Đất đai sửa đổi (2024) và đưa ra 6 nhóm kiến nghị căn bản trong quá trình hoàn thiện thể chế, thực thi chính sách trong lĩnh vực đất đai và thị trường bất động sản.

TS. Cấn Văn Lực: Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi

TS. Cấn Văn Lực: Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi

Thời sự

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, ngày 5/1, TS. Cấn Văn Lực đã nêu 3 điểm nhấn đã đạt được trong năm 2023, 3 bài học kinh nghiệm, 4 nhận định cho năm 2024 và 5 kiến nghị giải pháp.

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đã dần hồi phục từ tháng 5/2023

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đã dần hồi phục từ tháng 5/2023

Chuyển động Đô thị

Theo TS. Cấn Văn Lực, thị trường bất động sản thời điểm hiện tại đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, từ tháng 5/2023 đến nay đang dần phục hồi, quý 2 tốt hơn quý 1.

TS. Cấn Văn Lực: Khoảng 30-50% khó khăn, vướng mắc chính của thị trường BĐS đã được tháo gỡ

TS. Cấn Văn Lực: Khoảng 30-50% khó khăn, vướng mắc chính của thị trường BĐS đã được tháo gỡ

Thời sự

TS. Cấn Văn Lực cho rằng thị trường BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất cả về tài chính, giao dịch và về tháo gỡ những vướng mắc chính cho các dự án. Đây là yếu tố rất quan trọng để lấy lại niềm tin cho thị trường.

Bất động sản nhiều điểm sáng và triển vọng tích cực trong năm 2024

Bất động sản nhiều điểm sáng và triển vọng tích cực trong năm 2024

Chuyển động Đô thị

Bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế thì hiện nay niềm tin khách hàng được củng cố, nguồn cung dần cải thiện và sự phát triển của các công nghệ mới sẽ giúp thị trường bất động sản trong 2024 phát triển mạnh mẽ.

TS. Cấn Văn Lực: Chính sách tiền tệ “nới lỏng” nhưng “linh hoạt” để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế

TS. Cấn Văn Lực: Chính sách tiền tệ “nới lỏng” nhưng “linh hoạt” để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế

Tài chính bất động sản

Theo TS. Cấn Văn Lực, thời điểm hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Phát triển thị trường bất động sản bền vững: Cần những giải pháp căn cơ

Phát triển thị trường bất động sản bền vững: Cần những giải pháp căn cơ

Tin tức

Từ thực tế thị trường BĐS và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chuyên gia đã đề xuất loạt giải pháp căn cơ trong việc tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển thị trường BĐS.

Xem thêm

TS. Vũ Đình Ánh

TS. Vũ Đình Ánh

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài Chính)

TS. Vũ Đình Ánh là chuyên gia cao cấp về kinh tế, tài chính, ngân hàng và bất động sản. Ông từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính). Trong sự nghiệp của mình, TS. Vũ Đình Ánh tham gia tích cực các hoạt động học thuật như viết báo cáo cho Bộ Tài chính, Viện Khoa học Tài chính; viết hơn 200 bài nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam và quốc tế, tài chính doanh nghiệp, bất động sản… TS. Vũ Đình Ánh còn tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cho cán bộ tài chính Việt Nam; Giảng dạy và tiến hành nghiên cứu trong các Khóa đào tạo Sau đại học tại Học viện Tài chính, Viện Kinh tế Việt Nam (VASS); Tham gia xây dựng Chiến lược tài chính tiền tệ giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam; Tham gia Dự án nghiên cứu Nhà nước về an ninh tài chính trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực kinh tế, tài chính.

TS. Lê Duy Bình

TS. Lê Duy Bình

Giám đốc Economica Việt Nam

TS. Lê Duy Bình lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Ông được biết đến là chuyên gia kinh tế - tài chính thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về chuyển biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, các động lực tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách tài khóa - tiền tệ, kinh tế số, thu hút đầu tư... TS. Lê Duy Bình hiện đang dẫn dắt đội ngũ Economica Việt Nam đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn như: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; Cải cách ngân hàng; Phát triển kinh tế địa phương; Quản trị kinh tế; Chính sách công, nghiên cứu và tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô; Cải cách pháp lý; Tài chính công, chi tiêu công; Cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE); Phát triển kinh doanh nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị; Phát triển hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại công và tư; Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; Quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)... Ông cũng là chuyên gia có đóng góp nhiều kiến giải cho Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật sư Lê Cao

Luật sư Lê Cao

Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Luật Hợp danh FDVN

Luật sư Lê Cao tốt nghiệp bằng Thủ khoa tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế, sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông hiện là Luật sư điều hành của Công ty Luật FDVN, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Luật Huế, ông là Trọng tài viên và là Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Miền Trung - MCAC. Đến nay ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Kinh Doanh Thương mại, Sở hữu Trí Tuệ, Kính doanh bất động sản, Đầu tư Dự án, Đất đai, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Lao động,... Trước khi giữ vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc, là Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN, LS. Lê Cao cũng từng đảm nhiệm vị trí chuyên gia pháp chế, Trưởng ban pháp chế và Phó tổng Giám đốc phụ trách pháp chế cho Ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn ...

PGS. TS Trần Kim Chung

PGS. TS Trần Kim Chung

Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

PGS.TS. Trần Kim Chung nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Trong gần 40 năm công tác, PGS.TS. Trần Kim Chung, đã được tín nhiệm giao phụ trách nhiều vị trí quan trọng tại Viện và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên bình diện tư vấn chính sách, ông đã tham gia và chủ trì nhiều nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị nhiều chính sách và được thể hiện thành văn bản của Đảng và nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế. Trên bình diện nghiên cứu khoa học, ông đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ… Trên bình diện quốc tế, ông là thành viên của nhiều tổ chức và Hiệp hội nghiên cứu kinh tế quốc tế và đã có nhiều công bố quốc tế. PGS. TS. Trần Kim Chung là Thành viên Project LINK (Linking National Economic Models); Thành viên Hội đồng kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooporation Council); Thành viên Hiệp hội các Think Tank Châu Á). Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông là giáo viên kiêm giảng, thỉnh giảng của nhiều Học viện, Trường Đại học hàng đầu của Việt Nam và đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, nghiên cứu sinh.

TS. Nguyễn Đình Cung

TS. Nguyễn Đình Cung

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ông cũng từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giai đoạn 2011 - 2021. TS. Nguyễn Đình Cung tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế ngoại thương tại trường Đại học Kinh tế Praha, Tiệp Khắc (cũ), năm 1982. Sau đó, ông lấy bằng thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Manchester (Anh). Và có bằng tiến sĩ ngành Kinh tế Phát triển của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). TS. Nguyễn Đình Cung là một trong những chuyên gia chủ chốt tham gia soạn thảo các Luật Đầu tư Nước ngoài (1987), Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990), và là “kiến trúc sư trưởng” của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Đây là những bộ luật có ý nghĩa quan trọng với công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ tư duy bao cấp sang kinh tế thị trường.

PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường

PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường

Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS. TS. KTS. Phạm Hùng Cường là chuyên gia quy hoạch du lịch Nông nghiệp. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc sư tại Trường Đại học Xây dựng, nhận bằng Tiến sĩ Quy hoạch không gian đô thị tại trường Đại học Xây dựng. Ông công tác tại Trường Đại học Xây Dựng từ năm 1986, đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng Đại học Xây dựng từ năm 2008 - 2013 và là Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch (2013 - 2018), Tổ trưởng bộ môn Quy hoạch (2018 - 2023). Từ 2010 đến nay, ông công tác tại Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững - Uỷ viên Hội đồng Khoa học STDe. Ông từng đạt giải thưởng của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch Quốc gia: Sách (chủ biên) - Quy hoạch xây dựng Đơn vị ở. Cuốn sách này được xuất bản năm 2006 bởi Nhà xuất bản Xây dựng. Ngoài ra, ông đạt Giải thưởng của Hội kiến trúc sư Việt Nam. Giải A cuộc thi: Nhà ở nông thôn vùng bão lũ (Năm 2011).

TS. Đặng Việt Dũng

TS. Đặng Việt Dũng

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Ông Đặng Việt Dũng là Tiến sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Công trình Sông và Bờ biển, Thạc sĩ chuyên ngành Thủy lợi - Đại học Đà Nẵng, Kỹ sư chuyên ngành Đường ô tô - Khóa 12 Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông từng là Phó Chủ tịch thường trực UBND Đà Nẵng, từ tháng 6/2016. Đến tháng 2/2017, ông được điều động sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tháng 7/2018 ông được bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Hiện TS. Đặng Việt Dũng là Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

TS. Nguyễn Sĩ Dũng là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị và xã hội. Ông được biết đến là một nhà phản biện xã hội và chuyên gia về khoa học chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận và đề xuất các chính sách quan trọng của đất nước. Những quan điểm và tư duy của ông không chỉ được đánh giá cao về tính khách quan mà còn về tính thời sự và sâu sắc, thậm chí được một số cơ quan báo chí sử dụng như diễn đàn để thảo luận và chia sẻ với độc giả. Ông cũng từng là một trong 12 thành viên của Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Trần Nguyên Đán

Ông Trần Nguyên Đán

Giảng viên chuyên ngành bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM

Giảng viên chuyên ngành Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM.

TS. Huỳnh Thanh Điền

TS. Huỳnh Thanh Điền

Giảng viên tại Đại học Nguyễn Tất Thành

TS. Huỳnh Thanh Điền lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế phát triển tại Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2012 và đã có nhiều năm nghiên cứu, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp và tư vấn chính sách kiến tạo môi trường phát triển doanh nghiệp. Ông cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính dự án và xây dựng cấu trúc cho doanh nghiệp khởi nghiệp. TS. Huỳnh Thanh Điền cũng tích cực tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng như quản trị doanh nghiệp.

Lên đầu trang
Top